Categories: Tin tức

Thai phụ bị rắn lục đuôi đỏ cắn chảy máu không đông

Bị rắn cắn lục đuôi đỏ cắn khi ra vườn cạo mủ cao su, thai phụ sinh năm 1986 ở Bình Dương nhập Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) trong tình trạng vết cắn sưng to, chảy máu không cầm do rối loạn đông máu.

Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Phó Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân mang thai đã 14 tuần, sau khi nhập viện được nhanh chóng truyền huyết thanh kháng nọc rắn và theo dõi điều trị tích cực. Hiện các vết chỉ số xét nghiệm đã dần trở lại bình thường. Thai nhi được siêu âm để đánh giá tình trạng. 

Thai phụ rắn lục đuôi đỏ cắn có khả năng biến chứng nặng nề, xuất huyết sau bánh nhau, thường phải điều trị đặc biệt tích cực hơn. Nếu bệnh nhân đến viện trễ, diễn tiến nặng có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra đối với người trong máu bị rối loạn đông máu thường dẫn đến xuất huyết không cầm, băng huyết, có nguy cơ phải cắt tử cung”, bác sĩ Hùng nói.

Bệnh nhân điều trị rắn cắn tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 25/6. Ảnh: Lê Phương.

Từ đầu tháng 6 đến nay Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 111 ca bị rắn cắn, trong đó 80 trường hợp là rắn lục đuôi đỏ. Hàng năm bệnh viện trung bình tiếp nhận khoảng 800 ca, tập trung cao điểm vào các tháng mùa mưa. Từ tháng 5 đến tháng 8 bệnh viện trung bình tiếp nhận mỗi tháng khoảng 200 ca.

>> Xem Cách xử trí khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Bác sĩ Hùng cho biết, tùy từng loại rắn cắn mà nạn nhân có các biểu hiện khác nhau. Đối với nhóm rắn lục, bệnh nhân thường bị sưng đau, xuất huyết tại chỗ vết cắn. Nếu không điều trị kịp thời xuất huyết càng ngày càng nặng, chảy máy nhiều nơi ở cơ thể, nặng nề hơn có thể gây xuất huyết nội tạng, xuất huyết não dẫn đến tử vong. Ngoài ra có thể gặp tình trạng sốc phản vệ, tử vong trong vòng một vài giờ nếu không điều trị. 

Nhiều người bị rắn cắn thường xử trí sai lầm là cột garo nhằm ngăn chặn nọc độc theo máu đi khắp cơ thể. Theo bác sĩ Hùng, buộc garo phải từ người có kiến thức y tế, nếu cột sai, buộc quá chặt sẽ dẫn đến hoại tử. Không ít trường hợp nạn nhân tìm đến các thầy lang để rạch da, nặn máu, đắp thuốc lá khiến sau đó phải nhập viện với biến chứng nặng nề. Với người rối loạn đông máu, việc rạch da có thể khiến vết thương chảy máu không cầm. Nhiều trường hợp đắp lá trên vết thương gây nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết gây hậu quả khó lường. 

“Hiện đã có huyết thanh chữa được hầu hết các loại rắn độc cắn. Do đó nạn nhân cần trấn an tinh thần, rửa vết cắn bằng nước sạch rồi đến cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời, thay vì dùng các phương pháp chữa trị sai lầm”, tiến sĩ Hùng nói. Bệnh nhân nhập viện trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi bị rắn cắn thì khả năng cứu chữa sẽ cao hơn, ít có biến chứng. Nếu bệnh nhân sốc phản vệ, phải đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt vì tình hình có thể diễn tiến xấu trong vòng 1-2 giờ.

Năm ngoái rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường ở khắp các nơi, đặc biệt là tại miền Trung. Những thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu được cho là nguyên nhân chính khiến rắn lục đuôi đỏ sinh sôi nhiều. 

Lê Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

19 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

19 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago