Nếu trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi cần được bổ sung a-xít folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh thì trong tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3, việc bổ sung protein đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, với các mẹ bầu, bổ sung protein đúng cách sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và giữ cho mẹ no lâu hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết các mẹ bầu có xu hướng bổ sung protein nhiều hơn lượng cần thiết mỗi ngày. Và điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Vậy, bổ sung protein bao nhiêu mới đúng?
Bao nhiêu protein là đủ cho một thai kỳ khỏe mạnh?
1/ Cân nặng bao nhiêu, ăn bấy nhiêu
Tùy vào trọng lượng cơ thể, nhu cầu protein của mỗi mẹ bầu cũng sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể, cứ mỗi kg trọng lượng, mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 1 gram protein. Tuy nhiên, cân nặng không phải là yếu tố duy nhất.
Theo các chuyên gia, lượng protein mẹ bầu cần sẽ còn tùy thuộc vào mức năng lượng mỗi ngày. Trung bình khoảng 10-35% lượng calo cơ thể cần sẽ đến từ nguồn protein. Điều này có nghĩa, nếu nhu cầu năng lượng mỗi ngày của mẹ khoảng 2.200 calo, nhu cầu protein sẽ trong khoảng 55 – 192 gram protein.
Thịt nạc, thịt gà, cá, các loại đậu là nguồn protein dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt, ngoài protein, cá còn chứa nhiều omega-3, rất tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Vì vậy, ít nhất 2 lần/ tuần, bầu nên thêm món cá vào thực đơn của mình.
2/ Thực phẩm giàu protein cho bà bầu
Tốt nhất, mẹ nên ưu tiên lượng protein trong thực phẩm tươi sống. Hạn chế nguồn protein từ thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt hộp, thức ăn nhanh… Ngoài chất xơ, trong quá trình chế biến, các loại thực phẩm này có xu hướng mất đi khá nhiều giá trị dinh dưỡng. Một số thực phẩm giàu protein như:
-Thịt, gia cầm, cá.
-Ngũ cốc.
-Trứng.
-Các chế phẩm từ sữa
-Các loại hạt.
-Các loại đậu.
-Các chế phẩm từ đậu nành
-Lúa mì, lúa mạch, bắp.
3/ Lưu ý khi bổ sung protein cho bà bầu
– Khi sử dụng thực phẩm như thịt, gia cầm, cá, trứng, mẹ bầu nên nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn. Một số vi sinh vật tồn tại trong các loại thực phẩm này có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.
– Tách riêng thực phẩm sống và chín trong quá trình bảo quản cũng như chế biến
– Nhiệt độ tối thiểu để làm chín thịt là 145 – 160 độ C ( thịt bò, thịt lợn, thịt bê, thủy sản…) Đối với gia cầm, nhiệt độ tối thiểu là 165 độ C.
– Để hạn chế lượng thủy ngân từ thịt cá, mỗi tuần mẹ bầu không nên tiêu thụ quá 340 gram cá, nhất là các loại cá nước sâu như cá kiếm, cá mập, cá chẽm, cá thu lớn…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…
Đi bộ là môn thể thao đơn giản không cần thiết bị tập, không mất…
Duy trì tập luyện thể thao hàng ngày mang lại những lợi ích thiết thực…
Hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo được trồng làm cây cảnh trong vườn…