Mỗi khi bị cảm cúm hay nhức đầu, điều mà người ta nhớ đến đầu tiên là lọ dầu gió. Tuy nhiên, nhiều kiến thức về chúng mà bạn bỏ qua có thể gây tác dụng ngược đến sức khỏe.
Dùng giầu gió sai cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. |
Không phải xoa dầu gió nhiều là tốt
Theo Đông y, dầu gió có vị cay, tính mát, là một loại thuốc trị ngoài da giúp chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm đau nhức và làm cho tinh thần sảng khoái. Hiệu quả trong điều trị cảm gió, nhức đầu, đau nhức cơ thể, muỗi đốt…
Không những thế, tinh dầu tràm gió chứa hợp chất có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, đặc biệt là ức chế được cả virus cúm H5N1, được dùng để điều chế thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm…
Tuy nhiên, trong dầu gió, tinh dầu bạc hà có chứa methol và methyl salicylat. Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh khi xoa vào da.
Vì thế, khi xoa nhiều dầu gió sẽ làm tăng tiết mồ hôi, dẫn đến hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng. Dầu gió không thích hợp cho những người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp.
Đặc biệt, dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà không được dùng cho trẻ nhỏ dù chỉ là xoa bóp ngoài da bởi có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở.
Không tự ý uống dầu gió
Nên nhớ là dầu gió chỉ nên bôi ngoài da, không nên tự ý uống vì nó sẽ gây tổn thương niêm mạc được tiêu hóa.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo đối với trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai và cho con bú thì không nên dùng dầu gió tinh dầu bạc hà bởi tác dụng phụ của methyl salicylat có thể gây xung huyết da mà đối tượng này lại có làn da rất dễ mẩn cảm.
Đáng chú ý là trong thành phần của dầu gió còn có chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em. Lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3-11%. Nếu lạm dụng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) thì hệ hô hấp sẽ bị tổn thương, thậm chí ngưng thở.
Biểu hiện xuất hiện trong vòng từ 5-90 phút sau khi tiếp xúc là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.
Bên cạnh đó, hệ hô hấp cũng sẽ bị tổn thương khi hít dầu gió thường xuyên. Vì vậy, bạn hãy dùng dầu gió chỉ trong những trường hợp cần thiết như: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau gân, đầy hơi, khó tiêu… và tránh lạm dụng nó quá nhiều bởi sẽ gây ra những nguy hại khôn lường.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…