Categories: Tin tức

Tại sao tóc thì dài, còn lông thì lại ngắn? Tất cả là do ‘người bí ẩn’ này quyết định

Bạn có thắc mắc tại sao đều là lông, nhưng lông mọc trên đầu hay còn gọi là tóc lại dài, còn trên chân thì lại ngắn không? 

Lông là những sợi cấu tạo từ chất sừng, được mọc ở trên da của cơ thể người. Ở những vị trí mọc khác nhau, lông có những tên gọi và “đặc quyền” khác nhau. Trên đầu, nó được gọi là tóc để bảo về đầu, ở mặt và cằm nam giới trưởng thành nó được gọi là râu. Lông mọc ở trên mắt gọi là lông mày và còn nhiều bộ phận khác với tên gọi và vai trò hết sức phong phú và đa dạng.

Tại sao lông mọc ở chân lại không dài như tóc?

Mặc dù đều mọc ở trên da, nhưng lông lại có độ dài và dày khác nhau tùy vào vị trí mọc. Sự “phân biệt đối xử” này đã làm nhiều người tò mò khám phá và kết quả tìm được khá bất ngờ. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, độ dài lông của con người là do mao nang (túi mao) mọc ra lông có hình dáng lớn hay nhỏ quyết định.

Mao nang chính là nhân tố tạo nên điều ấy.

Ví dụ như lông mày, mọc ở vị trí trên mắt và các mao nang ở vị trí này quyết định lông mày có độ dài và một độ tuổi nhất định. Sau một thời gian, các sợi sừng này sẽ rụng đi và nơi đã rụng đi sẽ mọc ra sợi lông mới. Cứ như thế, ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như đầu, cằm, tay, chân, nách, vùng kín,… lông sinh trưởng có độ dài khác nhau. Đồng thời, mỗi loại hình túi mao chỉ có thể nâng đỡ cho một độ dài nhất định của lông tóc.

Ở mỗi vị trí khác nhau, mao nang có “chức vụ” và “đặc quyền” khác nhau.

Túi mao của lông mày có sức chịu đựng kém hơn nhiều so với túi mao của tóc. Vì thế, khi lông mày đạt tới độ dài nhất định, túi mao không chịu đựng được nữa, lông mày sẽ dừng sinh trưởng, tự rụng đi.

Hệ gen chính là nhân tố quyết định sự thần kì của mao nang.

Thế nhưng, tại sao các mao nang lại có khả năng thần kì và thông minh như vậy? Các nhà khoa học tìm ra “người bí ẩn” có khả năng làm nên điều kì diệu này không ai xa lạ, đó chính là hệ gen của chúng ta. Cụ thể, mỗi tế bào da ở các vị trí khác nhau trên cơ thể lại được gene thiết lập chương trình hoạt động khác nhau. Ở vùng đầu thì các hệ gen ở vùng đầu sẽ quyết định, nếu ở vùng tay cũng vậy. Vì thế, nếu bạn lấy da tay ghép lên đầu thì vùng da đó cũng sẽ mọc lông như vùng tay chứ không dài như tóc.

Thật may vì hệ gen rất biết cách sắp xếp chiều dài lông trên cơ thể.

Bất ngờ hơn, các chương trình này cũng được lập trình sẵn lông tóc sẽ có màu gì, độ dài, xoăn hay không… thậm chí thời gian tồn tại của lông kéo dài bao lâu. Bên cạnh đó, lông tay và chân thường chỉ tồn tại 3 tháng trong khi tóc có thể tồn tại trong nhiều năm trước khi rụng, sau đó sẽ có tóc khác thay thế.

Cô bé mắc bệnh người sói là một trong những nạn nhân mắc chứng rối loạn gen, khiến cho tuyến lông không mọc bình thường.

Người có nhiều lông nhất thế giới.

Vậy ta có thể hiểu được, nguyên nhân của căn bệnh “người sói” và một số bệnh liên quan đến lông có thể liên quan đến biến đổi gen. Mặc dù hệ gen là thứ khó can thiệp nhưng nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, hi vọng các nhà nghiên cứu sớm tìm ra phương pháp chữa trị trong tương lai.

Video: Người phụ nữ “mọc” ra kim loại

Theo thethaovanhoa.vn

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago