Tiêu hóa

Tại sao hệ vi sinh đường ruột lại quan trọng đối với sức khỏe chúng ta?

Hàng nghìn tỷ vi khuẩn tồn tại trong đường ruột và tạo nên hệ vi sinh đường ruột của từng cá nhân. Những vi khuẩn này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe, bao gồm cả hệ thống miễn dịch và giúp tiêu hóa thức ăn.

Chế độ ăn uống là chìa khóa để đảm bảo rằng các vi khuẩn trong đường ruột ở trạng thái đủ tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tổng thể. Có kiến thức về hệ vi sinh vật trong đường ruột sẽ giúp chúng ta lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để nuôi dưỡng hệ vi sinh.

Hệ vi sinh đường ruột là gì?

Có hàng nghìn tỷ vi trùng sống trong ruột chúng ta, vi khuẩn là loại phổ biến nhất. Nhưng cũng có virus, nấm và động vật nguyên sinh, là những sinh vật nhỏ được tạo thành từ các tế bào đơn lẻ.

Những sinh vật này cùng nhau tạo nên hệ vi sinh, tập hợp tất cả các sinh vật sống trong ruột.

Hệ vi sinh của mỗi người là khác nhau. Chế độ ăn uống, thuốc men, di truyền, cách chúng ta được sinh ra và tuổi tác đều đóng vai trò quyết định loại vi khuẩn nào tồn tại trong đường ruột.

Nghiên cứu từ PREDICT, chương trình dinh dưỡng chuyên sâu lớn nhất thế giới, đã phát hiện ra rằng các cặp song sinh có khoảng 34% vi khuẩn đường ruột giống nhau. Trong khi đó, những người không có quan hệ họ hàng lại có chung khoảng 30% vi khuẩn đường ruột.

Giống như không có hai dấu vân tay nào giống nhau, hệ vi sinh của mỗi người là hoàn toàn độc nhất.

Hệ vi sinh đường ruột làm gì?

Hệ vi sinh vật có một số nhiệm vụ, bao gồm:

+ Lấy dinh dưỡng từ thực phẩm

+ Tiêu hóa chất xơ và protein từ thức ăn

+ Sản xuất Vitamin B và K

+ Hình thành hệ thống miễn dịch

+ Bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh

Một nhiệm vụ quan trọng mà hệ vi sinh trong đường ruột thực hiện là tiêu hóa chất xơ từ thực phẩm chúng ta ăn, vì cơ thể không thể tự tiêu hóa chất xơ đó.

Vi khuẩn đường ruột biến chất xơ thành các phân tử hoặc chất chuyển hóa, chẳng hạn như axit béo chuỗi ngắn (SCFA).

Những chất chuyển hóa này quan trọng trong nhiều khía cạnh, bao gồm sức khỏe đường ruột, kiểm soát lượng đường trong máu và mỡ trong máu, kiểm soát sự thèm ăn và hệ thống miễn dịch.

Vi khuẩn đường ruột cũng có thể tiêu hóa protein và tạo ra vitamin B và vitamin K.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hệ vi sinh trong đường ruột có thể tạo ra hàng nghìn chất chuyển hóa khác nhau.

Các nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng động vật thiếu hệ vi sinh sẽ không phát triển hệ thống miễn dịch một cách bình thường, điều này cho thấy tầm quan trọng của các vi khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn này hoạt động cùng với các tế bào miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật. Các vi khuẩn cũng ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh trong đường ruột. Chúng làm điều này bằng cách cạnh tranh không gian, duy trì sức khỏe của hàng rào bảo vệ ruột và bằng cách tạo ra các phân tử tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập.

Tại sao hệ vi sinh vật trong đường ruột lại quan trọng đối với sức khỏe?

Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 1.000 loài vi khuẩn khác nhau trong các mẫu, mặc dù mỗi cá thể chỉ có khoảng 160 loại này trong ruột. 3 nhóm vi khuẩn tạo nên sự đa dạng vi sinh vật trong đường ruột bao gồm:

+ Firmicutes, bao gồm cả Lactobacillus

+ Bacteroidetes, bao gồm cả Prevotella

+ Actinobacteria, bao gồm Bifidobacteria

Sự kết hợp chính xác của vi khuẩn trong ruột ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Điều này là do trong đường ruột tồn tại cả những vi khuẩn có lợi và có hại. Có nhiều vi khuẩn gây hại sẽ dẫn tới các bệnh lý như béo phì và bệnh tự miễn.

Các nhà khoa học cũng tin rằng có ít sự đa dạng khuẩn trong đường ruột có thể khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, những người có quá nhiều sự đa dạng vi khuẩn trong đường ruột cũng tăng khả năng mắc bệnh viêm ruột, bệnh celiac, bệnh tiểu đường type 2, bệnh chàm và viêm khớp, vẩy nến. Đó là lý do tại sao có một hệ vi sinh đa dạng lại quan trọng đối với sức khỏe.

Thực phẩm tác động đến hệ vi sinh trong đường ruột như thế nào?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh trong đường ruột của bạn. Một chế độ ăn điển hình của phương Tây – chứa nhiều đường, chất béo, thực phẩm chế biến sẵn và ít chất xơ – có thể gây bất lợi cho sự đang dạng của hệ vi sinh đường ruột.

Một nghiên cứu cho thấy những con chuột được áp dụng chế độ ăn ít chất xơ trong 4 tuần đã giảm 60% các loài vi sinh vật trong ruột. Khi các nhà khoa học tiếp tục cho chuột ăn chế độ ăn này đã xảy sự mất đa dạng của vi sinh vật vĩnh viễn trong vòng bốn thế hệ sau đó.

Thực phẩm đã chế biến – thường chứa nhiều chất phụ gia hóa học, đường, chất béo, muối và ít chất xơ – có liên quan đến mức độ vi khuẩn có hại gây hại cao hơn. Mặt khác, các nhà khoa học nhận thấy nhiều vi khuẩn có lợi hơn trong ruột của những tình nguyện viên ăn chế độ ăn chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc thực vật và được chế biến tối giản.

Làm thế nào để chăm sóc hệ vi sinh vật trong đường ruột?

Giáo sư Tim Spector, nhà nghiên cứu hệ vi sinh hàng đầu tại King’s College London ở Anh và là người đồng sáng lập tại ZOE, trình bày chi tiết về năm lời khuyên để có hệ vi sinh khỏe mạnh hơn. Đó là:

+ Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn.

+ Tiêu thụ các loại thực phẩm có đủ màu sắc khác nhau.

+ Sử dụng các thực phẩm lên men như kim chi hoặc sữa chua.

+ Có khoảng cách giữa các bữa ăn.

+ Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn.

Tuy nhiên, thực sự không có cách tiếp cận nào phù hợp cho tất cả mọi người để nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột vì tất cả chúng ta đều có hệ vi sinh vật đường ruột riêng biệt. Hiểu được vi khuẩn nào tồn tại trong ruột có thể giúp chúng ta biết được những loại thực phẩm nào có thể giúp chúng phát triển mạnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)

Điều cần lưu ý khi ăn chế độ ăn thuần chay tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Rối loạn tiêu hóa: chế độ ăn, thực phẩm tốt cho sức khỏe đường ruột

Áp dụng chế độ ăn FODMAP cho trẻ mắc Hội chứng ruột kích thích (IBS) hiệu quả thế nào?

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

FODMAP với sức khỏe đường ruột của chúng ta

Chúng tôi sẽ giải thích chế độ ăn kiêng FODMAP là gì, nó có thể…

17 hours ago

Chế độ ăn kiêng Microbiome: Những điều có thể bạn chưa biết

Chế độ ăn kiêng Microbiome là gì? Chế độ ăn kiêng Microbiome là ý tưởng…

2 days ago

Không uống nước trong 24 giờ cơ thể sẽ ra sao?

Trong cơ thể, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng và phân bố không đồng đều…

2 days ago

Hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào

Đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm ra giải pháp…

3 days ago

Bài tập 3 ngày cực hay giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột là yếu tố được chú trọng hàng đầu…

3 days ago

Lịch sử chẩn đoán bệnh thông qua hơi thở

Thế kỷ hiện đại, kiểm tra hơi thở đã và đang trở thành một công…

3 days ago