Categories: Dinh dưỡng

Tác hại đáng sợ khi ăn dứa không đúng cách

Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu bởi các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả dứa là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc cho người ăn.

Trong quả dứa có men bromelin là một loại enzyme có chức năng thủy phân protein, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng từng cơn, lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, khó thở.  
Thực tế, có không ít người bị ngộ độc, nặng là tử vong vì ngộ độc dứa. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay… Để đề phòng tai biến, nên ăn dứa tươi, còn nguyên, không dập nát.
Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút đến 1h sau khi ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 – 3h. Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Trường hợp nặng phải đến ngay các cơ sở y tế được được thăm khám kịp thời.

Bạn cũng cần lưu ý khi ăn dứa đối với những người mẫn cảm, người già, trẻ nhỏ… Bởi ăn dứa không đúng cách, ăn dứa quá nhiều dẫn đến dị ứng với biểu hiện sưng lưỡi, rát lưỡi, gây tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…  

Người bị tăng huyết áp nói không với dứa: Chất serotonin (5 – hydroxytryptamine, 5 – HT) trong dứa có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Vì vậy, những người bị tăng huyết áp nên tránh xa loại quả này.
Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

Theo Lao Động

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago