Categories: Sức khoẻ

Tác dụng phụ đáng sợ của thuốc kháng sinh ít người biết

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như phát ban, phản ứng dị ứng, …vì vậy không phải thuốc kháng sinh lúc nào cũng tốt. Dưới đây là 4 loại bệnh không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Tác hại của thuốc kháng sinh khi bị lạm dụng:

Giáo sư Jeffrey Linder từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết, uống thuốc kháng sinh chính là khi bạn nạp vào cơ thể lượng chất hóa học không cần thiết, điều này chắc chắn sẽ gây hậu quả.

Các loại bệnh do virus gây nên thì việc dùng kháng sinh không giúp khỏi bệnh nhanh hơn mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thậm chí có thể dẫn đến tiêu chảy kéo dài, dị ứng…

Lạm dụng thuốc kháng sinh gây nguy hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Trên Vnexpress, Bác sĩ- Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết, dùng kháng sinh nhiều sẽ có những tác dụng phụ như sau: Tác dụng phụ đầu tiên là dị ứng. Dị ứng có thể gây sốc phản vệ, diễn ra vô cùng nhanh và có thể gây chết người ngay mà không thể tiên đoán trước được. Ngay cả với dị ứng chậm cũng vô cùng nguy hiểm, nó dẫn tới tình trạng nhiễm độc kháng sinh nặng và dẫn đến tử vong sau 1-2 tuần. Tác dụng phụ thứ hai là tiêu chảy – đây là tác dụng hay gặp nhất.

Tác dụng phụ thứ ba ít người biết đến là dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Tình trạng kháng kháng sinh dẫn tới việc kháng sinh không còn có tác dụng trong quá trình điều trị. Bản thân phó giáo sư Dũng đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ bệnh trở nặng, thậm chí tử vong mà nguyên nhân là do lạm dụng kháng sinh. 

Theo Tạp chí Men’s Health liệt kê, có 4 loại bệnh không cần dùng đến thuốc kháng sinh gồm:

Viêm họng

Viêm họng thường do virus chứ không phải vi khuẩn, có nghĩa kháng sinh vô tác dụng.
Cách điều trị hiệu quả viêm họng do virus là nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và dùng thuốc chống viêm như ibuprofen. Thời gian khỏi bệnh trung bình là sau 5-6 ngày. Nếu lo lắng chứng viêm họng của mình do vi khuẩn, bạn có thể đề nghị bác sĩ xét nghiệm liên cầu khuẩn.

Áp xe da

Cách điều trị áp xe đơn giản nhất là các bác sĩ rạch một đường rồi dùng dụng cụ lấy mủ ra ngoài. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp vết áp xe tiếp tục mở rộng hoặc vùng da xung quanh sưng, đỏ lên.

Nhiễm trùng xoang

Bạn hoàn toàn có thể điều trị xoang ở nhà bằng cách dùng ibuprofen hoặc cetaminophen để giảm đau, hạ sốt kèm thuốc thông mũi. Bạn cũng có thể dùng thuốc xịt mũi trong 5 ngày. 

Nếu bị sốt cao và đau sâu trong vùng xoang ngay từ khi mới đổ bệnh hoặc kéo dài từ 10 ngày trở lên, bạn hãy đi khám bác sĩ.

Đau răng

Các chuyên gia cho rằng các biện pháp tại chỗ như trám bít hố rãnh bằng sealant hoặc hàn răng là đủ để giúp bạn mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Dã Quỳ (tổng hợp)

Nguồn: Tinmoi

adminyhoc

Recent Posts

Mũi má ửng đỏ có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…

7 hours ago

Nhận biết mùi hơi thở cảnh báo bệnh gan

Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…

7 hours ago

Đốm đỏ trên mặt đề phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…

12 hours ago

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

4 days ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

4 days ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

4 days ago