Categories: Sức khoẻ

Tê chân tay: bệnh hay không bệnh?

Không cẩn thận, bạn sẽ bị triệu chứng tê chân tay “tung hỏa mù” trong việc tự chẩn đoán nên chủ quan dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Các loại tê chân tay

Theo bác sĩ Lê Hùng, nguyên phó viện trưởng Viện Y học Dân tộc Tp.HCM thì tê chân tay là triệu chứng rất phổ biến trong đời sống. Nó có thể là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nguy hiểm song có khi chỉ là dấu hiệu tê sinh lý bình thường.

Nếu là tê tay chân sinh lý thì chỉ cần khắc phục các nguyên nhân tác động sẽ khỏi. Còn khi đã tê bệnh lý mà không được chữa trị sớm thì sẽ chuyển dần từ tê sang yếu liệt (tiền tê hậu bại), teo cơ suốt đời.

Do vậy, muốn tránh những biến chứng của bệnh cần phân biệt được hai loại tê chân tay.

Ảnh minh họa

1. Tê chân tay sinh lý

– Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông. Nguyên nhân là do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ quá lâu…

– Tê chân tay cũng thường xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết. Những người sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác.

– Cũng có thể tê chân tay là kết quả của tác dụng phụ khi dùng thuốc chứa một trong các thành phần: lithium, nitrofurantoin, cisplatin, hydralazine, amitriptyline, sulfonamides, amiodarone, dapsone, disulfiram, chlaramphenicol.

2. Tê chân tay bệnh lý

– Do bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Khi mắc phải các chứng bệnh này thì một trong cách triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng tê càng nhiều và có thể teo cơ.

– Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali… Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ thời kỳ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.

– Thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép, đau cột sống, viêm khớp… dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.

– Bệnh nhiễm độc thạch tín, thuỷ ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma tuý, nhiễm trùng mạn tính.

Tránh biến chứng xấu khi bị tê chân tay

Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm chích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Nếu là tê chân tay sinh lý do tư thế ngồi, ngủ, đứng, lao động… thì chúng ta chỉ cần thay đổi chúng là sẽ khỏi bệnh.

Khi thấy hiện tượng tê, bạn nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn các chi, vùng vẩy tay chân, đi lại xung quanh. Bạn cũng nên chú ý các thành phần của các loại thuốc mình đang dùng. Khi không có những nguyên nhân “ngoại tà” như vậy thì người bệnh nên nghĩ tới các loại bệnh gây ra tê chân tay.

Triệu chứng tê bì này kéo dài, thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn thì nên được khám để điều trị sớm các bệnh lý để tránh hiện tượng teo cơ, hậu bại dẫn tới liệt. Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, long đỏ trứng…

Đức Thành

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

17 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

17 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago