Categories: S

SURGAM

Điều trị triệu chứng ngắn hạn các cơn đau cấp tính của: Bệnh thoái khớp, Đau thắt lưng, đau rễ thần kinh nặng.

Viên nén dễ bẻ 100 mg: hộp 30 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên    Acide tiaprofénique   100 mg

DƯỢC LỰC

Thuốc kháng viêm không stéroide. Có hoạt tính kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt.

CHỈ ĐỊNH

Điều trị dài hạn các triệu chứng trong:

– Viêm thấp khớp mạn tính, nhất là viêm đa khớp dạng thấp.

– Bệnh thoái khớp gây đau và mất khả năng làm việc.

Điều trị triệu chứng ngắn hạn các cơn đau cấp tính của:

– Bệnh thoái khớp

– Đau thắt lưng, đau rễ thần kinh nặng.

Khoa chấn thương: gãy xương, giập, bong gân, hậu phẫu.

Điều trị triệu chứng đau trong các trường hợp viêm tai mũi họng và răng miệng. Trong chỉ định này, phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ lan rộng cuả sự nhiễm trùng kết hợp.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Quá mẫn với acide tiaprofénique, kháng viêm không stéroide, aspirine.

– Tiền sử bệnh suyễn dù do hoặc không do aspirine hoặc những thuốc kháng viêm không stéroide gây ra.

– Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển hoặc tiền căn loét dạ dày tá tràng.

– Suy gan hay suy thận nặng.

– Phụ nữ mang thai.

– Trẻ em dưới 3 tuổi.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Dùng cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.

Uống thuốc với nhiều nước hoặc hòa tan thuốc trong một ly nước lớn. Uống trong các bữa ăn.

Thời gian điều trị từ 5 đến 10 ngày.

Người lớn:

Liều tấn công: 2 viên, 3 lần/ngày.

Liều duy trì: tính từ ngày thứ tư: 3-4 viên/ngày.

Trẻ em trên 3 tuổi: 10 mg/kg/ngày, chia làm 3-4 lần.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chú ý đề phòng:

– Có nguy cơ quá mẫn chéo giữa aspirine và thuốc kháng viêm không steroide. Không được dùng acide tiaprofénique ở bệnh nhân có tiền sử bệnh suyễn.

– Cẩn thận khi dùng kháng viêm không stéroide trong các bệnh nhiễm trùng hay có nguy cơ nhiễm trùng cho dù được kiểm soát tốt do thuốc có khả năng làm giảm sức đề kháng tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng và/hay che khuất các dấu hiệu thông thường của sự nhiễm trùng.

– Theo dõi các triệu chứng đường tiêu hóa, ngưng điều trị trong trường hợp có xuất huyết dạ dày ruột.

– Nếu điều trị lâu dài, nên kiểm tra chức năng gan, thận và máu.

– Ngưng điều trị khi có ban mụn nước.

Thận trọng lúc dùng:

– Khi bắt đầu điều trị, phải theo dõi kỹ việc bài niệu và chức năng thận ở những bệnh nhân suy tim, suy gan và suy thận mạn tính, những bệnh nhân có dùng thuốc lợi tiểu, và đặc biệt là người có tuổi.

– Các triệu chứng về niệu và viêm bàng quang được ghi nhận với acide tiaprofénique và các thuốc kháng viêm không stéroide khác. Khi có bất kỳ một triệu chứng nào về tiết niệu xuất hiện, phải chấm dứt ngay việc điều trị bằng acide tiaprofénique.

– Cảnh giác các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc về nguy cơ bị choáng váng.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc có thai:

Chống chỉ định dùng trong thời kỳ có thai.

Lúc nuôi con bú:

Tránh dùng cho phụ nữ nuôi con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Không nên phối hợp:

– Các thuốc chống đông máu đường uống :do tăng nguy cơ xuất huyết.

– Methotrexate: do làm tăng độc tính trên máu của méthotrexate, nhất là khi chất này được sử dụng ở liều cao.

– Các thuốc kháng viêm không stéroide khác (bao gồm các salicylate ở liều cao): do tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa.

– Heparine (đường toàn thân): do tăng nguy cơ xuất huyết.

– Lithium: do có nguy cơ tăng lithium huyết có thể đạt đến các giá trị gây độc.

– Ticlopidine: do tăng nguy cơ xuất huyết.

Thận trọng khi phối hợp:

– Các thuốc lợi tiểu: cho bệnh nhân uống nhiều nước, theo dõi chức năng thận trong thời gian đầu trị liệu do có nguy cơ gây suy thận cấp tính ở bệnh nhân mất nước hoặc bị giảm lượng máu.

– Thuốc ức chế men chuyển: giảm tác dụng hạ huyết áp.

Lưu ý khi phối hợp:

– Thuốc ức chế bêta: giảm tác dụng hạ huyết áp.

– Ciclosporine: tăng tác dụng độc trên thận.

– Vòng tránh thai: giảm hiệu lực của vòng tránh thai.

– Thuốc tan huyết khối: tăng nguy cơ xuất huyết.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Rối loạn dạ dày ruột: thường gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị (khi bắt đầu điều trị); hiếm khi: loét, xuất huyết và thủng đường tiêu hóa (sau khi điều trị kéo dài).

Phản ứng quá mẫn:

– da: phát ban, nổi mày đay, ngứa, ban xuất huyết. Hiếm khi gây ban đỏ đa dạng và ban mụn nước (hội chứng Stevens Johnson và hội chứng Lyell).

– hô hấp: lên cơn suyễn, nhất là ở những người đã có dị ứng với aspirine và các thuốc kháng viêm không stéroide khác.

– khó chịu toàn thân kèm hạ huyết áp, phù Quincke, sốc phản vệ.

Thận: suy thận, hồi phục được.

Rối loạn tiết niệu: đau bàng quang, tiểu buốt, tiểu láu, tiểu ra máu. Các rối loạn này sẽ khỏi khi ngưng dùng thuốc.

Rối loạn hệ thần kinh trung ương: hiếm khi gây chóng mặt.

Rối loạn máu: giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.

HOECHST-MARION-ROUSSEL / ROUSSEL VIETNAM [AVENTIS PHARMA]

Nguồn. Thuốc, biệt dược

bien tap

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago