Người bị sỏi thận
Người mắc bệnh sỏi thận phải vô cùng cẩn thận trong việc ăn uống. Hàng ngày cần tránh bất cứ thực phẩm nào có thể gây lắng đọng thêm cho sỏi ảnh hưởng đến chức năng thận. Những người bị sỏi thận cũng cần tránh uống sữa, bởi trong sữa có canxi.
Sau khi uống sữa khoảng 2-3 tiếng là thời điểm sữa bắt đầu được hấp thụ vào cơ thể và canxi được thải ra ngoài thận. Nếu uống vào thời điểm ban đêm lại càng nguy hiểm vì do lúc này nước tiểu giảm, canxi qua thận sẽ bị lắng đọng thành sỏi. Nếu uống sữa thì phải uống ban ngày hoặc trước 8h tối.
Người bị viêm loét dạ dày
Những ai mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng phải cẩn trọng trong ăn uống nhằm tránh tái phát cơn đau. Ngoài các chất cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều chất xơ thì người bị đau dạ dày không nên uống sữa nhất là lúc đói.
Nguyên nhân, sữa có thể làm cho vết loét bị kích ứng dẫn đến đau, sưng tấy. Mặt khác, khi uống sữa, ruột có thể bài tiết nhiều axit dẫn đến các cơn đau tăng lên. Sữa dưới sự tác động của enzym trong dạ dày sẽ sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Mặt khác, trong sữa có nhiều chất béo cho nên ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản. Khi đó, sự co thắt ở cơ này bị tác động khiến cho dịch vị và dịch tràng có thể trào ngược lên thực quản nhiều hơn càng làm cho tình trạng viêm thực quản ngày càng nghiêm trọng.
Sau phẫu thuật vùng bụng
Những phẫu thuật ở vùng bụng đòi hỏi sự kiêng cữ trong vận động, tránh man vác nặng. Mặt khác, bệnh nhân cũng không nên uống sữa. Do trong sữa có các chất khó tiêu, nhiều chất béo và đạm. Những chất này đi vào vùng bụng càng tăng thêm tình trạng đầy bụng khiến bệnh nhân đau hoặc khó tiêu. Quá trình này khiến cho việc phục hồi khó khăn hơn và đôi khi ảnh hưởng vết mổ.
Ngoài ra, có nhiều chất béo đi vào hệ tiêu hóa có thể khiến cho người bệnh cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Chỉ nên ăn các đồ ăn lỏng dễ tiêu, ít dầu mỡ sau phẫu thuật.
Cơ địa dị ứng với sữa
Không chỉ sữa mà bất kỳ dị ứng với thực phẩm nào cũng không nên sử dụng thực phẩm đó. Nếu một người bị dị ứng với sữa thì không nên uống dù cơ thể gầy yếu hay cần phục hồi. Thay vào đó nên ăn kết hợp các thực phẩm cũng chứa dinh dưỡng tương đương sữa như thịt, trứng, cá, đậu phụ…
Nếu cố gắng uống sữa trên cơ thể bị dị ứng dễ bị ngứa, tiêu chảy, buồn nôn càng khiến cho cơ thể thêm mệt mỏi.
Mắc bệnh tụy, mật
Khi uống sữa, để tiêu hóa được các chất dinh dưỡng cần có sự tham gia của enzym lipase và nước mật. Nếu quá trình này càng lâu sẽ càng ảnh hưởng và gây gánh nặng cho mật, tụy. Những người bị viêm các bộ phận này nên kiêng uống sữa.
Anh Minh (Tổng hợp)
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…