Một thí nghiệm tạihội thảo. (Ảnh: Trần Ngọc Kha).
Tại đây, Nhà giáo nhân dân, GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học TP Hà Nội cho rằng các loại máy tạo Ôzon chỉ có tác dụng khử khuẩn chứ tác dụng khử độc còn tuỳ vào liều lượng cũng như thời gian sử dụng, thông qua cơ chế Ôxy hoá Ôzon thành Ôxy. GS.TS Nguyễn Hoàng Nghị, nguyên giảng viên cao cấp, Viện phó Viện Vật liệu kỹ thuật, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội dẫn việc hình thành Ôzon trong tự nhiên để mô hình hoá trong việc nhân tạo ra loại khí này để khẳng định rằng đây cũng chỉ là một sản phẩm của “sét” nhân tạo mà thôi. Tức là nó được hình thành từ một sự phóng điện trong môi trường điện áp cao và là một dạng khí không bền. Các chất hữu cơ trải qua quá trình phân huỷ bởi vi khuẩn và Ôxy hoá thành các chất vô cơ. Đây được gọi là quá trình khoáng hoá. Vi khuẩn cũng là một dạng hữu cơ và Ôzon có thể đóng góp vào việc diệt khuẩn ngăn chặn quá trình phân huỷ này. Như khí clo, Ôzon cũng là một chất rất độc.
Tuy nhiên, nói như ông Nghị “Vấn đề là chúng ta dùng ở liều lượng nào, trong hoàn cảnh nào thì tốt”. Với nồng độ Ôzon chỉ là 0,06-0,075ppm do các máy tạo Ôzon trên thị trường, có thể nói rất an toàn và chấp nhận được, theo ông. Người Mỹ cho phép làm việc trong môi trường có nồng độ 0,1ppm trong 8 tiếng/ngày. Khi sục Ôzon trong nước, theo ông Nghị, lượng Ôzon thoát ra rất nhỏ. Và nếu như vì một lý do nào đó, nồng độ này dâng cao lên đến 0,1, thậm chí 0,2ppm thì cũng chẳng sao vì chúng ta chỉ tiếp xúc chúng trong quá trình sục chỉ trong vòng 20 phút mà thôi.
Ông khuyến cáo trong khi chưa có quy chuẩn quốc gia về nồng độ Ôzon an toàn, các nhà sản xuất nên định kỳ đo hàm lượng Ôzon tại các gia đình sử dụng máy tạo Ôzon để người dân yên tâm.
Chung một quan điểm tích cực trong việc khuyến cáo sử dụng các máy tạo Ôzon làm sạch nước và thực phẩm, GS.Lê Quốc Minh đến từ Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam nhấn mạnh: Nếu dùng đúng liều lượng, không những Ôzon không có hại mà còn có lợi cho con người.
Tuy nhiên, vấn đề mà báo giới đặt ra tại cuộc hội thảo này không hẳn chỉ là tác dụng của Ôzon có hay không cũng như khả năng diệt khuẩn của nó mà là khả năng loại bỏ những chất độc hại đến đâu? Thông tin nhà sản xuất là Công ty HCT đưa ra trước báo giới cũng như được quảng cáo trên trang web của công ty có từ 89-98% số chất bảo vệ thực vật bị loại bỏ bằng loại thiết bị Ôzon này. Nhưng đây là nguồn dẫn từ phía nước Hà Lan xa xôi, thế còn ở ta cũng như tại các sản phẩm do HCT sản xuất? Đây là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Hay nói chuẩn xác hơn đó là câu hỏi chưa được giải thích thoả đáng.
Trần Ngọc Kha
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…