Categories: Sức khoẻ

Sĩ tử có trí nhớ tốt nhờ dinh dưỡng

GD&TĐ – Lời khuyên của PGS.TS Lê Bạch Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp sĩ tử đảm bảo sức khỏe và có trí nhớ tốt.

Chia nhỏ bữa ăn

Nguyên tắc thứ nhất là chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Theo đó, đảm bảo ít nhất 3 bữa, nếu có thể, tăng lên thành 4 – 5, thậm chí 6 bữa trong ngày.

PGS Mai cho biết, cùng với lượng thức ăn, nhưng chia nhỏ các bữa sẽ tốt hơn vì cơ thể bớt phải điều hòa do ăn quá nhiều cùng một lúc.

Khi ăn nhiều, chất dinh dưỡng không hấp thụ hết sẽ được “cất” vào các kho dự trữ trong cơ thể như gan, cơ để “lôi” ra khi cần thiết. Việc phải “khuân vác”, cất vào, bỏ ra như vậy sẽ khiến cơ thể mệt mỏi.

Tuy nhiên, nếu chia nhỏ bữa ăn; giữa các bữa sáng – trưa – tối có thêm một bữa phụ, thời gian ăn, các thí sinh vừa có thời gian giải lao để cơ thể chuyển sang loại hình hoạt động khác, cơ thể lại được hấp thu đều đều, đường huyết ổn định, giúp trí nhớ tốt hơn.

Ăn đủ chất dinh dưỡng

PGS Lê Bạch Mai cho biết, rất cần cho trí nhớ là lượng đuơngf phải đều đều. Bởi vậy, không nên ăn quá ít hay quá nhiều chất bột đường.

Ngoài ra, để tái tạo hoạt động tế bào não cũng rất cần chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, lạc vừng, đậu đỗ. Với các bạn gái, BS Mai khuyên nên ăn đậu đỗ ít nhất 3 bữa 1 tuần, nhất là đậu nành, điều đó còn rất tốt trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung sau này.

Đặc biệt, một thức ăn rất tốt là lòng trắng trứng vì nó bổ sung protein tốt hơn trong thịt cá. Có điều, lưu ý không nên ăn tái chín mà phải chín hoàn toàn. Với lòng trắng trứng, BS Mai cho biết có thể ăn thoải mái, không hạn chế.

Một điều nữa cần cho trí nhớ là các vitamin và khoáng chất có ở trong rau quả, nên ăn rau xanh và quả chín là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, với một số rau quả như cà rốt, bí đỏ chỉ nên ăn 1 lần trong 1 tuần, tối đa là 2 lần bởi ăn quá nhiều có thể dẫn đến bị vàng da.

Với rau quả, nên chọn rau quả xanh nên xanh thẫm, đỏ thì đỏ au, vàng là vàng ươm vi chất sẽ nhiều hơn.

Chất béo cũng rất quan trọng giúp tái tạo tế bào não. Chất này ngoài trong dầu ăn còn có nhiều trong lòng đỏ trứng. Một tuần, sĩ tử nếu khôgn có bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch, có thể ăn 3 lòng đỏ trứng trong tuần sẽ rất tốt cho trí nhớ.

PGS Mai cũng cho biết, sĩ tử nên bổ sung viên đa vi chất trong thời gian ôn thi. “Nếu đảm bảo chế độ ăn như trên, cùng với giấc ngủ đảm bảo đủ 6 tiếng buổi đêm và 30 phút buổi trưa, sĩ tử sẽ khỏe khoắn và có trí nhớ tốt” – PGS Mai khẳng định.

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

4 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago