Categories: Sức khoẻ

Sai lầm trong thói quen sinh hoạt khiến nội tạng nhanh xuống cấp


Các bệnh ung thư nội tạng như ung thư dạ dày, trực tràng… bắt nguồn từ việc sinh hoạt thiếu điều độ khiến nội tạng tích độc và dễ bị nhiễm bệnh.

Ăn uống thất thường

Các thói quen ăn uống thất thường như ăn không đúng bữa, để bụng quá đói hoặc ăn quá no, thường xuyên nhịn đói để giảm cân… đều ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới các cơ quan nội tạng, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Khi bạn thường xuyên ăn uống thất thường, hoạt động của các cơ quan nội tạng bị thay đổi, có lúc bị dừng lại trong thời gian khá lâu nhưng ngay sau đó lại phải làm việc liên tục, dễ gây ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Không chỉ thế, thói quen xấu này còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên các căn bệnh về đường ruột, đau dạ dày, viêm loét…

Thức khuya

Không phải ai cũng biết, việc thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan nội tạng. Nguyên nhân là do thức khuya thường xuyên gây mệt mỏi, giảm sức đề kháng, dễ gây nên các bệnh như cảm cúm, bệnh đường tiêu hóa (do ăn đêm)… Đây cũng là lúc các cơ quan bài tiết cần làm việc, nhưng bạn lại thức khiến hoạt động này không thể diễn ra như bình thường, kéo theo đó sẽ là các bệnh về gan, mật, thận… Bởi vậy, thường xuyên thức khuya gây nên rất nhiều tác hại cho các cơ quan nội tạng.

Uống nhiều đồ uống có cồn, chất kích thích

Uống nhiều đồ uống có cồn và chứa chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga, cafe… không hề tốt chút nào. Nó không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và hệ tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng cả đến các cơ quan nội tạng khác. Ngoài những tác hại trước mắt như gây đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, về lâu dài, những loại đồ uống này còn gây nên các bệnh về gan, thận, dạ dày… nữa đó!

Lười uống nước

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Uống không đủ nước sẽ khiến cho hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng đầu tiên chính là tim và thận. Nó buộc cho các cơ quan này phải tăng cường hoạt động để bù đắp. Kéo theo đó, nó khiến cho hoạt động của các bộ phận khác bị chững lại, làm cho cơ thể rơi vào mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu…

Thói quen lười uống nước nếu kéo dài thường xuyên sẽ làm cho chức năng của tất cả các bộ phận bên trong cơ thể bị ảnh hưởng, mà ảnh hưởng lớn nhất là các cơ quan nội tạng. Về lâu dài, bạn sẽ phải đối mặt với các căn bệnh về thận, suy tim, thậm chí còn có thể dẫn tới sốc và tử vong nữa đó!

Theo Bình Bình / Trí Thức Trẻ
adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

4 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

4 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

4 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

7 hours ago

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

21 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

2 days ago