Categories: Sức khoẻ

Sai lầm khi tẩm bổ óc heo, thịt cóc cho con nhiều phụ huynh mắc phải

Nhiều mẹ quan niệm “ăn gì bổ nấy”, nên muốn con thông minh phải tẩm bổ thật nhiều bằng óc heo. Nhưng liệu chế độ ăn như vậy có thực sự tốt cho trẻ hay không?

Đã làm mẹ thì ai cũng muốn nhìn thấy con yêu phát triển một cách toàn diện nhất. Chính vì thế mà nhiều mẹ tìm mọi cách để tẩm bổ cho con. Nhưng trong số đó, không ít các bà mẹ vì thiếu hiểu biết mà tẩm bổ cho con sai cách, gây phản tác dụng và ảnh hưởng đếnsự phát triển của con.

Mắc bệnh béo phì vì ăn nhiều óc lợn

Để con thông minh, mẹ nào cũng tìm cách để bổ sung cho con những thực phẩm giúp trí não phát triển.Với suy nghĩ "ăn gì bổ nấy"nên nhiều mẹ chọn óc lợn là món ăn để giúp con phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Chị Huyền Châm (Nam Định) là một ví dụ điển hình. Chị thường xuyên ép con ăn óc lợn với mong muốncon có một trí tuệ phát triển vượt trội.

Ảnh minh họa

Chị kể: “Tôi tích cực cho con ăn óc lợn vì nghe nóiăn mónđó con sẽ phát triển trí thông minh”. Chỉ vì những lời đồn thổi mà chị Châm đã làm hại con. Chị kể, cứ đều đặn tuần 3 lần chị cho con ăn óc lợn. Chỉ sau hơn 2 tháng, con chị tăng cân đến chóng mặt. Nhưng ngặt một nỗi, bélại thường xuyên kêu mệt mỏi và rất ngại vận động. Thấy “độc chiêu” này có vẻ không ổn nên chị dừng lại và cho con đi kiểm tra sức khỏe. Đến viện, chị mới biết con chị bị mắc bệnh béo phì, nếu không kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý thì cháu bé có nguy cơ phải đối mặt với nhiều căn bệnh khác nhưrối loạn mỡ máu, tim mạch…

Ảnh minh họa

Trên thực tế, trong óc lợn chứa một lượng cholesterol rất lớn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh béo phì, khiến người bệnhtrở nên ì ạch, ngại vận động, uể oải, mệt mỏi…

Trong khi đó,100g óc lợn có tới 2500mg cholesterol, cònhàm lượng đạm lại cực thấp, kém hơn hẳn thịt nạc. Chính vì thế óc lợn không thể xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe và tốt cho trí não như nhiều bà mẹ nghĩ.

Món thịt cóc,không cẩn thận ở khâu chế biến rất dễ ngộ độc

Nhiều người thấy con mình còi cọc, chậm lớn mà sốt ruột tìm đủ mọi cách giúp con tăng cân. Họ cho con uống đủ các loại thuốc bổ, cho con ăn đủ các món sơn hào hải vị, đổi đủ các loại sữa đắt tiền… Chị Minh Hương (Sơn Tây – Hà Nội) kể, con gái nhỏ của chị 2 tuổi nhưng nặng chỉ 9kg, thường xuyên ốm vặt. Gần đây, chị được một bác hàng xóm mách cho móndành riêng cho trẻ còi xương chậm lớn, đó là món thịt cóc.

Chị Hương tâm sự: “Món thịt cóc nghe nói có thểtrị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ, tôi cũng biếtlâu rồi nhưng không rõthực hư thế nào nên chưa dám cho con ăn. Nhưng giờ con còi quá, lại được người có tuổi mách, nên tôi có thêm động lực để cho con ăn thịt cóc”.

Chị tỉ mẩn ra chợ mua cóc về tự làm ruốc cho con. Nhưng vì vô ý, chị đã không moi hết phần trứng cóc ra mà đã chế biến thành món ruốc cóc cho con. Vậy là món ruốc cóc tường chừng vô cùng bổ đó lại trở thành món ăn chứa chất độc.

Sau khi ăn món ruốc cóc mẹ làm khoảng 2 tiếng, con chị có biểu hiện bị ngộ độc: đau bụng quằn quại, nôn trớ, nổi ban khắp người. Vợ chồng chị lập tức đưa con đi viện cấp cứu. Cũng may con chị Hương mới chỉ bị nhiễm độc nhẹ nên sau khi được bác sĩ chữa trị đãdần hồi phục.

Ảnh minh họa

Tuy rằng thịt cóc có giá trị dinh dưỡng rất cao, là thực phẩm hỗ trợ đặc biệt cho người cao tuổi, người bị ốm, trẻ còi xương, chậm lớn… nhưng không biết cách chế biến an toàn thì có thểgây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Đó là chưa kể những trường hợp bị nhiễm “nhựa cóc” nặng sẽ làm ảnh hưởng đến tim mạch và rối loạn thần kinh. Người bệnh sẽ có biểu hiện khó thở, tim đập nhanh, tụt huyết áp, chân tay tê dại, trụy tim mạch,thậm chí có thể thể gây ức chế trung khu hô hấp, dẫn tới ngừng thở và tử vong.

Những lưu ý khi tẩm bổ cho con

Mẹ nên tham khảo, xin ý kiến của những chuyên gia dinh dưỡng để lập cho con một chế độ ăn, một thời gian biểu hợp lý, cũng như cáchbổ sung dinh dưỡng tốt nhất.

Không nghe lời đồn thổi mà mù quáng tẩm bổ cho con, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của con.

Để đề phòng những trường hợp đáng tiếc xảy ra, nếu mẹ nào muốn cho con ăn thịt cóc thì phải chế biến thật cẩn thậnđể không bị lẫn trứng và gan cóc vào thịt cóc.

Ngoài ra, trong quá trình chế biến thịt cóc, bạn cần tuyệt đối không được để nhựa cóc, da cóc và phần nội tạng chung với phần thịt chế biến món ăn.

Khi cho con ăn món gì lạ, bạn cần cho béăn ít một để làm quen dần và tránh bị dị ứng. Khi thấy có bất kì biểu hiện bất thường nào, bạn cần nhanh chóngđưa con đến cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.

Hạnh Vân

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago