Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ nhỏ chỉ khi bạn biết cho con tắm nắng đúng cách và hợp lý.
Sai lầm của mẹ khi cho trẻ tắm nắng có thể hại con
Tắm ngay cho trẻ sơ sinh sau khi ở viện về
Nhiều mẹ cho rằng, tắm nắng cho trẻ càng sớm càng tốt và thậm chí tắm ngay sau khi trẻ ở viện về (được 3 ngày sinh – 7 ngày sinh).
Theo các bác sĩ, điều này hoàn toàn không hề tốt với trẻ như nhiều mẹ quan niệm. Do lúc này, da trẻ sơ sinh còn rất non, chưa thể thích ứng ngay với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ. Trẻ dễ dàng bị dị ứng, viêm da, bỏng da và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.
Tắm nắng quá lâu
Thói quen của nhiều mẹ là cho trẻ tắm càng lâu càng tốt, tắm càng lâu càng hấp thu được nhiều vitamin D. Tuy nhiên, thực tế, việc tắm quá lâu có thể khiến trẻ bị bỏng da, bị cảm nắng. Chưa kể nếu ánh nắng gay gắt có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Tắm không đúng giờ
Không phải cứ cho trẻ ra nắng gọi là tắm nắng. Nhiều mẹ vẫn có thói quen cho con ra ngoài nắng vào lúc trời nắng gắt hoặc nắng sau 10 giờ sáng. Điều này có nguy cơ dẫn tới con bị cảm nắng hoặc ung thư da.
Giờ tắm nắng tốt nhất cho trẻ là từ lúc 6 giờ sáng – 8 giờ sáng và 5 giờ chiều – 6 giờ chiều. Khi ra nắng vào thời gian khác, mẹ nhớ mặc áo dài, đội mũ, chùm khăn để chống nắng cho trẻ.
Trẻ nào cũng cho ra tắm nắng
Nhiều mẹ quan niệm, bất kỳ trẻ nào cũng cần phải tắm nắng để hấp thu vitamin D mà không biết rằng, không phải trẻ nào cũng cho đi tắm nắng.
Trẻ đang ốm, cảm sốt, trẻ bị dị ứng cơ địa, trẻ có làn da nhạy cảm, trẻ bị basedow, eczema, dùng thuốc kháng sinh nhóm quinolon… thì không được tắm nắng. Nếu cho tắm nắng, tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Tắm nắng “tắm” luôn cả đầu
Rất nhiều mẹ cho trẻ tắm nắng trong bộ dạng “nuy” và “nuy” luôn cả đầu. Thực ra, điều này không hoàn toàn tốt như nhiều mẹ nghĩ. Việc tắm nắng mà không mặc bất kỳ đồ gì trên người có nguy cơ trẻ sẽ bị cảm nắng cao, chưa kể đầu không đội mũ che nắng hoặc để nắng chiếu vào đầu quá lâu sẽ khiến trẻ bị sốt, đau đầu.
Những lưu ý khi tắm nắng cho bé
Sau 10 ngày tuổi là bé sơ sinh có thể được tắm nắng. Bạn không nên tắm nắng cho bé trong thời gian từ 9h sáng đến 4h chiều, không tắm ở nơi lộng gió hay đằng sau cửa kính…
Tắm nắng sẽ giúp cơ thể tự sản xuất vitamin D, hay nói cách khác, vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da. 80% vitamin D được tổng hợp theo cách này, 20% còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn (thịt, dầu cá thu, cá mòi, trứng, bơ, nấm, đậu…).
Vitamin D đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Bởi nó là chất để hấp thu canxi và photpho. Nó tác động đến ống thận để tái hấp thu canxi, cũng như gắn canxi vào trong xương.
Thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thu canxi. Hậu quả là làm giảm canxi trong máu khiến bé bị còi xương, biến dạng xương. Vì vậy đề phòng còi xương cho bé, các mẹ nên cho bé tắm nắng hằng ngày.
Tuy nhiên, bổ sung vitamin D không đúng cách cũng có thể dẫn tới thừa, gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau nhức xương khớp, thậm chí là tổn thương thận, tăng huyết áp và tử vong. Chính vì vậy, các mẹ cần lưu ý những điều sau để tắm nắng cho trẻ đúng cách nhất:
– Ba ngày đầu (giai đoạn chuẩn bị): Để lộ da trẻ, cho trẻ ở trong bóng râm ngày đầu 10 phút, ngày thứ hai: 20 phút, ngày thứ ba: 30 phút. Mùa đông có thể bỏ qua giai đoạn này.
– Giai đoạn tắm thực sự: Ngày thứ tư: cho trẻ ra tắm nắng, che mặt và mắt cho trẻ. Trẻ mặc quần áo để hở bàn chân và cổ chân. Tắm mặt trước thân 5 phút và mặt sau 5 phút.
Ngày thứ năm: kéo phần che lên đầu gối, mỗi ngày tăng 5 phút.
Những ngày sau: kéo phần che lên đùi, rồi bụng, ngực, tay. Thời gian tắm tối đa không quá 30 phút. Mỗi đợt tắm 15 ngày. Sau đó cho trẻ nghỉ 10 – 20 ngày rồi có thể cho tắm lặp lại như trên.
Thời điểm thích hợp để cho bé tắm nắng là 7 – 9h sáng (mùa đông), 6 – 8h sáng mùa hè và sau 4h – 5h chiều. Sáng sớm là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím phát ra từ mặt trời tương đối yếu nên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé. Còn sau 4h – 5h chiều là khoảng thời gian thành phần X-quang trong tia cực tím nhiều, có thể giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho, hỗ trợ sự phát triển của xương.
Khoảng thời gian từ giữa trưa đến 4h chiều tuyệt đối không nên cho bé ra nắng, bởi lúc này tia cực tím trong ánh nắng mặt trời trở nên mạnh nhất, rất dễ gây tổn thương cho da.
Sau khi sinh khoảng 10 ngày, trẻ bắt đầu có thể được tắm nắng. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải cho trẻ ra ngoài trời, bạn có thể cho bé tắm nắng buổi sớm bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để hấp thụ tốt nhất tia tử ngoại.
Vào mùa lạnh, có thể tắm nắng cho bé từ 9 đến 10h sáng nhưng tốt nhất là khoảng 15 – 17h chiều vì buổi sáng lạnh, trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
– Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu vào đầu, vào mặt, mắt trẻ khi tắm nắng.
– Với những trẻ đang điều trị các bệnh cấp tính, trẻ bị bệnh nội tiết: basedow, trẻ bị eczema, herpes, đang dùng kháng sinh nhóm Quinolon thì nhất thiết không được cho trẻ tắm nắng.
– Tránh tắm nắng cho trẻ nơi gió lộng. Cả mẹ và bé cùng tắm nắng để tạo cảm giác thân thương, gần gũi (nựng nịu, cho bé bú; đến thời điểm phát triển phù hợp, tập cho bé ngồi, đỡ tay cho bé đi, chơi đùa cùng bé…), giúp bé thích thú khi tắm nắng.
– Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm nước cho trẻ sau khi tắm nắng.
Theo Gia đình Việt Nam
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…