Không nên ép trẻ nôn
Trong lúc cặp nhiệt độ cho con, do mẹ không để ý nên bé Nguyễn Thành Nam (Hà Nội), chẳng may cắn vỡ nhiệt kế. Khi thấy con cắn vỡ nhiệt kế, chị Nguyễn Hải Lê (Phúc Lý, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) rất lo sợ trong và bắt con nôn ra. Tuy nhiên, dù mẹ ép nôn nhưng bé không nôn được và tỏ ra khá khó chịu.
Chị Lê chia sẻ, do bé nam bị sốt cao liên tục nên chị vẫn cặp nhiệt độ cho bé Nam và dặn không được lấy ra khỏi nách. Do khi cặp nhiệt độ cho con, chị Lê tranh thủ làm việc nhà. Chỉ 10 phút sau khi bắt đầu cặp nhiệt kế, chị Lê thấy bé Nam gào khóc.
Thủy ngân có trong nhiệt kế với lượng thường nhỏ và là thủy ngân vô cơ nên đừng quá lo lắng.
Ngay sau đó, chị Lê đưa con đi cấp cứu ở bệnh viện Nhi Trung ương. May mắn là bé Nam không nuốt phải mảng vỡ thủy tinh và bác sĩ có giải thích thủy ngân nuốt phải có thể đào thải ra ngoài không gây nguy hiểm tới tính mạng.
Cẩn thận mảnh vỡ thủy tinh
Theo Ths.BS Lê Ngọc Duy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương), khoa Cấp cứu vẫn tiếp nhận những trường hợp trẻ nhỏ cắn phải nhiệt kế do bất cẩn của cha mẹ.
“Trong trường hợp trẻ không may cắn vỡ nhiệt kế cha mẹ cũng không nên quá lo lắng xử lý sai cách có thể làm nguy hại tới sức khỏe của trẻ. Thủy ngân có trong nhiệt kế với lượng thường nhỏ và là thủy ngân vô cơ vì vậy kể cả trường hợp trẻ nuốt vào cũng không gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất khi cắn vỡ nhiệt kế không phải trẻ nuốt phải thủy ngân mà trẻ có thể nuốt các mảnh vỡ thủy tinh. Những mảnh vỡ thủy tinh nếu được nuốt xuống dạ dày mà không can thiệp sớm có thể gây thủng ruột, nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí trẻ phải mổ để cấp cứu”, bác sĩ Lê Ngọc Duy nói.
Khi trẻ cắn phải nhiệt kế, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, không nên tìm mọi cách bắt trẻ phải nôn ra bằng được. Trường hợp trẻ dưới 2 tuổi nếu cố móc họng để bắt trẻ gây nôn có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc họng hoặc trẻ có thể bị sặc vào phổi rất nguy hiểm.
“Trong trường hợp trẻ cắn vỡ nhiệt kế thủy ngân cần nhanh chóng đứa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ. Trẻ sẽ được kiểm tra chụp X quang xem có nuốt phải mảnh vỡ thủy tinh hay không và có hít phải thủy ngân vào phổi. Trong trường hợp trẻ chỉ có thủy ngân trong ổ bụng thì không cần phải quá lo lắng. Bác sĩ sẽ cho trẻ uống các loại thuốc nhuận tràng để thủy ngân có thể nhanh chóng đào thải ra ngoài”, bác sĩ Duy nói.
Bác sĩ Duy khuyến cáo, với các dụng y tế, thuốc, nhiệt kế cần phải để trên cao, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ. Trong lúc cặp nhiệt kế cho trẻ, người lớn phải ở bên cạnh giám sát, tránh trường hợp trẻ tò mò cắn vỡ nhiệt kế rất nguy hiểm.
Còn theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội), khi trẻ nhỏ cắn vỡ nhiệt kế mà không may nuốt phải thủy ngân cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Dù thủy ngân trong nhiệt kế là nguyên chất nhưng lượng cực nhỏ, chưa đủ để gây ngộ độc. Thủy ngân khi nuốt phải sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa ra ngoài.
PGS.TS Trần Hồng Côn khuyến cáo, nếu cha mẹ hoặc trẻ chẳng may đánh vỡ nhiệt kế thì cần đưa trẻ đi một nơi khác để trẻ tránh hít phải thủy ngân. Tiếp đó Nhanh chóng thu dọn mảnh vỡ thủy tinh cho vào túi bóng buộc chặt kèm giấy dán cảnh báo có thủy ngân trong túi.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…