Sức khoẻ

Rau muống nếu không bị phun thuốc có thể chữa cả tá bệnh này

Bạn sẽ bất ngờ khi biết những giá trị dinh dưỡng của rau muống có thể giúp điều trị được các loại bệnh này.

Rau muống là thực phẩm quen thuộc, gắn liền với bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình người Việt. Theo nghiên cứu, trong rau muống có92% là nước, 3,2% prôtít, 2,5% gluxit, 1,3% tro,1% xenluloza. Rau muống cũng có hàm lượng muối khoáng rất cao, chủ yếu là sắt, canxi, các vitamin B1, B2, C, PP…

Còn theo Đông y, rau muống vị ngọt, tính hơi lạnh, khi nấu chín thì lạnh giảm. Khi cơ thể bị các chất độccủa nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn, ăn rau muống có tác dụngthanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau muống

Trị bí tiểu do nhiệt: Một nắm rau muống, 12grâu ngô, 12grễ chanh, đem rửa sạch. Cho tất cả vào ấm, đổ 550ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống và dùng liên tục trong 10 ngày. Cách thứ 2 là dùng rau muống tươi giã nát, lấy nước, thêm chút mật ong cho dễ uống, mỗi lần dùng 30 – 50ml.

Hỗ trợ trị kiết lỵ do thấp nhiệt: Rau muống 400g bỏ lá lấy cuống, rửa sạch, cho thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (hay còn gọi là trần bì), đun nhỏ lửavới 3 bát nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 3 ngày.

Chữa nóng ruột, ợ chua: Rau muống 20g, rau sam 16g, rau má 20g, cỏ mưc 20g, vỏ quýt khô 12g, đem rửa sạch, cắt khúc rồi sao qua. Cho tất cả vào ấm, đổ 750ml nước, đun đến khi còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói. Dùng liên tục trong 1 tuần.

Trị rôm sảy, mẩn ngứa do nóng: Rau muống rửa sạch, đun lấy nước tắm rửa. Một cách khác là lấy 30g rau muống, 15g râu ngô, 10 củ mã thầy cho vào nồi, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml uống hàng ngày.

Trị say sắn (thể nhẹ): Rau muống rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Lưu ý là bài thuốc này chỉ có tác dụng trong trường hợp bị say nhẹ.

Tốt cho người đái tháo đường (giảm tiêu khát): Lấy 60g rau muống, 30g râu ngô cho vào nồi, đổ 700ml nước sắc còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày và dùng liền 10 ngày liên tục.

Ngoài các bài thuốc kể trên, rau muống do có tác dụng thanh nhiệt giải độc và nhuận tràng nên luộc ăn thường xuyên rất tốt cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, người thiếu sắt, người táo bón…

Về cơ bản, rau muống sạch có rất nhiều tác dụng và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong tình hình sử dụng phân bón, phân đạm, thuốc bảo quản bừa bãi cùng tình trạng ô nhiễm nguồn nước, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách tìm mua rau có nguồn gốc rõ ràng. Trong trường hợp mua rau ngoài chợ cần rửa thật sạch, sau đó để ráo nước rồi mới nấu ăn.

Những ngườicần thận trọng khi ăn rau muống

Dù rau muống rất tốt cho sức khỏe xong một số trường hợp ăn rau muống lại không tốt. Cụ thể là những trường hợp dưới đây:

– Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị bệnh gút, viêm đau, nhức khớp và các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, huyết áp cao không nên ăn rau muống.

– Người bị suy nhược cơ thể nặng, thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.

– Người đang dùng thuốc Đông y không nên ăn rau muống vì sẽ gây giã thuốc, làm mất tác dụng của thuốc. Nếu thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh theo cách lấy độc trị độc mà ăn rau muống sẽ làm mất hiệu quả điều trị của vị thuốc này.

– Người có vết thương hở, mụn nhọt đang trong quá trình hồi phục mà ăn rau muống sẽ rất dễ bị sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Dương Thùy

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

22 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

4 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

5 days ago