Các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale (Mỹ) cho biết họ nhận ra các bác sĩ hiếm khi vệ sinh ống nghe khi thực hiện khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Họ đã tiến hành một dự án thí điểm nâng cao chất lượng y khoa. Các nhà khoa học đã quan sát xem sinh viên y khoa và bác sĩ có tiến hành vệ sinh ống nghe trong 4 tuần hay không. Kết quả là không có ai vệ sinh thiết bị này cả.
Theo nghiên cứu, màng của ống nghe chứa nhiều vi khuẩn hơn là lòng và mu bàn tay của bác sĩ. Ống nghe bẩn là nguồn nhiễm tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), vi khuẩn Clostridium difficile kháng thuốc kháng sinh, Cầu Tràng Khuẩn Kháng Vancomycin. Và như vậy chúng truyền hàng triệu vi khuẩn cho bệnh nhân cũng như gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, tạo mủ và gây độc ở người.
Để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân và bản thân, các bác sĩ cũng nên rửa tay sạch, dùng bông tẩm cồn hay khăn lau khử trùng ống nghe sau mỗi lần khám bệnh.
Mặc dù được vệ sinh sạch sẽ nhưng bệnh viện là nơi trú ẩn của nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Không chỉ ống nghe, nền nhà, nước thải hay các đồ dùng trong bệnh viện cũng chứa cả ổ vi khuẩn, gây ra những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và đe dọa sự sống như nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi.
Ngọc Huyền – Theo Timeofindia
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…