Truyền nhiễm

Quy trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại bệnh viện Bạch Mai

Quy trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại bệnh viện Bạch Mai: Những điều cần biết

Bệnh viện Bạch Mai tổ chức tiêm chủng tại Tòa nhà A11 trên cơ sở danh sách tiêm chủng được gửi về bệnh viện của các đơn vị. Vắc xin phòng COVID-19 sẽ được tiêm MIỄN PHÍ cho người từ 18 tuổi trở lên trong giai đoạn 2021-2022.

Địa điểm tiêm tại tòa nhà A11- Bệnh viện Bạch Mai:

Các bước tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 và vị trí các bàn thực hiện:

Khai báo y tế bắt buộc

Khai đầy đủ thông tin vào phiếu sàng lọc và ý xác nhận vào phiếu đồng ý tiêm

Tầng 1: Nhân viên tiếp đón đối chiếu, kiểm tra thông tin, đánh số thứ tự, phòng tiêm

Tầng 2: Khám sàng lọc theo đúng số thứ tự phòng tiêm được ghi trên phiếu

Tại tầng 3:

Hồ sơ:

– Nhận phiếu tiêm chủng tại bàn phát hồ sơ trước cửa phòng tiêm

– Vào phòng tiêm vắc xin theo đúng phòng được ghi trên phiếu

– Nộp phiếu tiêm chủng tại bàn phát hồ sơ và ký xác nhận tiêm vaccine

Theo dõi sau tiêm:

– Theo dõi sau tiêm 30 hoặc 60 phút tùy theo chỉ định của Bác sỹ khám sàng lọc

Khám lại:

Kiểm tra lại huyết áp, nhịp tim sau 30 hoặc 60 phút

Nộp phiếu khám sàng lọc, kết thúc quy trình tiêm

Quy trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại bệnh viện Bạch Mai

Lưu ý: Giấy xác nhận tiêm chủng có đóng dấu sẽ được trả lại cho người được tiêm theo đoàn, sẽ được cập nhật liên sổ sức khỏe

Để việc tiêm chủng phòng Covid-19 diễn ra an toàn và nhanh chóng người được tiêm cần thực hiện:

+ Thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang, khoảng cách, khử khuẩn, khai báo y tế, không tụ tập

+ Đọc kỹ hướng dẫn tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19

+ Lưu số điện thoại và tên cơ sở y tế cần đến trong trường hợp khẩn cấp.

+ Giữ Giấy xác nhận tiêm vắc xin ngừa Covid-19 như một giấy tờ cá nhân phòng khi phải xuất trình;

+ Thông báo cho cán bộ y tế và cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử (SSKĐT).

+ Vẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe, các phản ứng của cơ thể.

+ Đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu nghiêm trọng sau:

– Sưng phù mi mắt

– Ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi

– Ngứa họng, căng cứng, tắc nghẹn họng, họng khản đặc

– Sưng phù tím tái mặt, nổi ban đỏ trên da

– Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cảm giác co thắt đường ruột, đau bụng

– Đau ngực khó thở; thở dốc

– Ho, thở khò khè cảm giác nghẹt thở

– Bắt mạch yếu, chóng mặt, choáng, cảm giác muốn ngã, tay chân co quắp.

– Biểu hiện của huyết khối: (Thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày 28 sau tiêm)

– Đau đầu dai dẳng, dữ dội; nhìn mờ hoặc nhìn đôi; nhức và sưng phù hai chân; xuất huyết bất thường. các biểu hiện này rất hiếm gặp.

Sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19, người được tiêm vẫn tiếp tục thực hiện quy tắc 5K của Bộ Y tế

Quy trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại bệnh viện Bạch Mai: Những điều cần biết

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Danh sách số điện thoại, đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh Covid-19

+ Nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người cao tuổi vì sao?

+ Kinh nghiệm đi tiêm vaccine Covid-19, lưu ý sau tiêm

Bác sĩ

Recent Posts

Thực phẩm giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết

Kiểm soát đường huyết giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa biến chứng tiểu đường,…

2 hours ago

Điều trị trào ngược dạ dày bằng phương pháp bấm huyệt

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý thường gặp ở cả hai…

17 hours ago

Bệnh viêm gan A và những biện pháp phòng ngừa

Viêm gan A (viêm gan siêu vi A) là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính…

18 hours ago

Thói quen xấu âm thầm gây hại cho tim mạch cần bỏ ngay

Duy trì những thói quen xấu dưới đây không chỉ gây hại cho sức khỏe…

3 days ago

7 món ăn vặt giúp thoát khỏi cơn đói buổi chiều, không lo tăng cân

Vào buổi xế chiều người người cảm thấy đói, thèm ăn vặt nhưng nếu tiêu…

4 days ago

Giảm cân nhanh: Có nên kết hợp tập luyện và detox không?

Tập luyện thể thao và detox cơ thể từ lâu được xem là phương pháp…

4 days ago