Vì sao người trưởng thành gặp biến chứng nặng khi mắc sởi
Sởi là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi tuy nhiên người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này thậm chí gặp biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy kéo dài…Các báo cáo cho thấy những người gặp biến chứng thuộc nhóm mắc bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, suy giảm miễn dịch… Số liệu báo cáo từ tháng 1 đến đầu tháng 4/2025 số ca mắc sởi trên cả nước tăng đột biến, một số biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu…nhập viện gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Thống kê từ bệnh viện Bạch Mai cho thấy từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người trưởng thành, mỗi ngày trung bình 10-20 ca với triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Trong đó nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não – màng não. Những trường hợp này đa phần đều chưa được tiêm phòng hoặc trước có tiêm phòng nhưng không tiêm nhắc lại và có bệnh nền như đái tháo đường, hen phế quản, huyết áp cao…Một số trường hợp khó thở tăng dần, phải đặt ống nội khí quản, thở máy, rung nhĩ rối loạn tim mạch và có nguy cơ biến chứng nặng.
Trong số các bệnh nhân, một trường hợp bệnh nhân mang thai 2 tháng nhập viện trong tình trạng sốt cao từng cơn, rét run, đau mỏi cơ, có xuất hiện ban đỏ từ mặt lan xuống cổ, ngực, bụng. Bệnh nhân ho khan kèm ngứa họng và đi ngoài phân lỏng nước 4 lần/ngày nhưng không đau bụng. Bệnh nhân đã tự điều trị hạ sốt tại nhà tuy nhiên tình trạng bệnh không cải thiện nên đã vào viện thăm khám và được các bác sỹ chẩn đoán mắc chứng sởi bội nhiễm vi khuẩn cần theo dõi viêm phổi, nguy cơ cao ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Một số trường hợp khác ở người trưởng thành cũng mắc sởi biến chứng nặng dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp mặc dù không có bệnh lý phổi. Tình trạng bệnh diễn biến nhanh, chỉ một ngày sau sốt 39 độ, cơ thể phát ban từ mặt lan xuống tay, thân mình, ho đờm trắng đục, đau họng và khó thở tăng dần dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở máy ô xy.
Để bảo vệ sức khỏe trước dịch bệnh sởi ngày càng gia tăng các bác sỹ khuyến cáo nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp rất cao, dễ bùng phát trong cộng đồng nếu không được kiểm soát. Vì vậy người bệnh khi đã có kết quả xác định mắc bệnh sởi cần chủ động cách ly, tránh lây cho người thân trong gia đình và những người xung quanh.
Biến chứng của sởi rất nguy hiểm như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản… chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân nhập viện. Qua đó các bác sỹ khuyến cáo những người có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao hơn rất dễ lây nhiễm và diễn tiến nặng phải can thiệp máy móc cần phòng bệnh bằng giải pháp tiêm vaccine hàng năm.
Được biết vaccine sởi có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho trẻ từ 9 tháng sau đó mũi tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng hoặc 24 tháng. Theo thời gian, tuổi càng cao, hệ miễn dịch suy giảm vì vậy nếu không nhớ rõ lịch sử tiêm cần tiêm nhắc lại vaccine sởi – quai bị – rubella (MMR) để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Giải pháp cắt đứt sự lây truyền trong cộng đồng chỉ thành công khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Giải pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng vào mùa
Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành
Những điều cần kiêng kỵ khi mắc bệnh sởi
Phân biệt triệu chứng của bệnh sởi và sốt phát ban
Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm
Yhocvn.net
Những loại rau củ dưới đây không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất…
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng khuyết tật ở người…
Theo báo cáo thống kê của Bộ Y Tế, tỷ lệ bệnh nhân tai biến…
Theo báo cáo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), Việt Nam…
Hãy duy trì những mẹo hay dưới đây sẽ giúp tăng sinh collagen tự nhiên…
Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể âm thầm làm tăng…