Tiêu hóa

Phương pháp điều trị bệnh sỏi mật do SIBO

Bệnh sỏi mật là một trong những bệnh lý có biểu hiện không rõ ràng, dẫn đến nhiều trường hợp chủ quan, khi phát hiện đã hình thành nên những biến chứng nguy hiểm. Trong các căn bệnh về tiêu hoá, bệnh sỏi mật diễn biến âm thầm và ít có triệu chứng do đó việc khám sức khoẻ định kỳ hàng năm là rất cần thiết.

Sỏi mật hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh phổ biến ở nữ giới và người cao tuổi. Hiện có khoảng 80% sỏi ở túi mật được hình thành do tăng nhanh nồng độ Cholesterol, 20% còn lại liên quan đến sự thay đổi bất thường của Bilirubin. Ngoài những nguyên nhân trên sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO) cũng gây sỏi mật.

Triệu chứng của bệnh sỏi mật

Xuất hiện những cơn đau bụng bất thường thậm chí đau nhức dữ dội ở vùng hạ sườn phải hay vùng thượng vị (vị trí nằm giữa rốn và xương ức). Cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn, đặc biệt là khi sử dụng nguồn thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ. Thỉnh thoảng, những cơn đau bất ngờ về đêm dẫn đến mất ngủ, gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Khi các viên sỏi mắc kẹt ở cổ túi mật sẽ xuất hiện những cơn đau kéo dài từ 30 phút đến vài giờ, đau tăng dần theo tình trạng sức khỏe và tính chất ảnh hưởng của sỏi mật.

Rối loạn hệ tiêu hóa

Sỏi mật gây cản trở sự di chuyển dịch mật đến hệ tiêu hóa, từ đó gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chán ăn… Triệu chứng bộc phát rõ nhất là sau các bữa ăn hoặc khi sử dụng thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ với các dấu hiệu như các cơn đau bụng kéo dài trong nhiều giờ, sốt cao trên 38 độ kèm theo biểu hiện toát mồ hôi, cảm giác ớn lạnh, xuất hiện cảm giác chướng bụng, nôn ói liên tục, da và mắt vàng bất thường, da ngứa gây khó chịu…

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật

Sỏi mật được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến ở nữ giới và người cao tuổi. Hiện có khoảng 80% sỏi ở túi mật được hình thành do tăng nhanh nồng độ Cholesterol, 20% còn lại liên quan đến sự thay đổi bất thường của Bilirubin, sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO) và các yếu tố khác.

Rối loạn Cholesterol

Liệu trình giảm cân nhanh chóng có thể khiến gan tạo ra nhiều Cholesterol hơn bình thường, dẫn đến hình thành sỏi mật. Các tác động gây tăng nồng độ Cholesterol trong máu một cách bất thường và nhanh chóng. Tương tự, tác dụng phụ của biện pháp tránh thai bằng thuốc cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ Cholesterol dẫn đến nguy cơ tồn đọng mật ở túi dự trữ. Ngoài ra việc nạp vào cơ thể số lượng lớn thực phẩm chứa hàm lượng Cholesterol cao hay các chất béo động vật cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi mật.

Các yếu tố khác

Nguy cơ lớn nhất gây sỏi mật là tình trạng béo phì khiến cho việc làm rỗng túi mật gặp nhiều khó khăn.

Thói quen ăn uống không điều độ dẫn đến tình trạng rối loạn điều tiết túi mật.

Một số trường hợp bệnh bắt nguồn từ yếu tố huyết thống.

Sử dụng nhóm thuốc có chứa các gốc Clofibrate, Estrogen,…

Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ cao mắc bệnh do rối loạn nội tiết tố và giảm công suất làm việc của túi mật.

Do biến chứng từ các bệnh lý khác như: đái tháo đường, thiếu máu tán huyết, xơ gan, thiếu máu hồng cầu hình liêm…

Do sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non

Phương pháp điều trị sỏi mật

Áp dụng các biện pháp can thiệp sớm đối với các trường hợp sỏi mật gây viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật, sỏi mật đã đi từ đường mật xuống ruột như phẫu thuật cắt túi mật, nội soi mật tụy ngược dòng, tán sỏi qua da…

Đối với những trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh thường không cần can thiệp y tế.

Phương pháp điều trị sỏi mật do SIBO

Giải quyết căn nguyên gây phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO) giúp hạn chế sự phát triển vi khuẩn và ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng. Các lợi khuẩn điển hình trong đường ruột là Lactobacillus, Bacillus clausii, Bifidobacteria,… Trong đó, Lactobacilli và Bifidobacteria là hai lợi khuẩn có vai trò điển hình tạo nên hàng rào bảo vệ đường ruột, đồng thời thúc đẩy đáp ứng miễn dịch tổng thể.

Phòng ngừa thiếu chất là một phần quan trọng trong điều trị SIBO, đặc biệt ở những người sụt cân. Điều này giúp cải thiện trạng thái thiếu hụt vitamin, giảm bớt vấn đề ở ruột. Bổ sung dưỡng chất như tiêm vitamin B12, uống bổ sung sắt, canxi, chế độ ăn không có lactose…

Đảm bảo tỷ lệ lợi khuẩn chiếm khoảng 85% tổng lượng vi sinh vật tồn tại và 15% hại khuẩn thông qua chế độ ăn khoa học gồm:

Ăn đa dạng các loại thức ăn. …

Bổ sung nhiều rau, đậu và trái cây. …

Tiêu thụ các thực phẩm lên men. …

Tiêu thụ thực phẩm Prebiotic. …

Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng. …

Tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt.

Tránh ăn quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Giải pháp điều trị bệnh viêm tuỵ do SIBO

Điều trị hội chứng sương mù não do SIBO

Phương pháp điều trị thiếu sắt và B12 do SIBO

Phương pháp điều trị thiếu sắt và B12 do SIBO

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago