Mắt

Phát hiện và điều trị bệnh Nhược thị theo thế giới

Cách phát hiện bệnh Nhược thị và điều trị bệnh Nhược thị theo thế giới

Mắt bị nhược thị hay còn gọi là “ mắt lười” là hiện tượng thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt xảy ra do một sự trở ngại trong quá trình phát triển thị lực bình thường trong suốt thời thơ ấu có thể dẫn đến tình trạng suốt đời được gọi là “nhược thị”. Nhược thị là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng điều quan trọng là chẩn đoán và điều trị nhược thị càng sớm càng tốt. Nếu không, một đứa trẻ bị nhược thị thì sẽ không phát triển thị lực khỏe mạnh bình thường. Nhược thị chiếm khoảng 1-4% dân số toàn cầu.

Nguyên nhân dẫn đến nhược thị

Nhược thị có thể phát triển từ những vấn đề về thị lực và những vấn đề khác của mắt. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra nhược thị ở trẻ.

Nhược thị là thị lực kém do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Não người đòi hỏi sự kích thích thị giác để phát triển đầy đủ. Bất cứ điều gì gây cản trở đến thị lực rõ ở một trong hai mắt từ lúc sinh ra cho đến 8 tuổi có thể gây nên chứng giảm thị lực. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm loạn thị, viễn thị và cận thị, tật lác mắt, hay bất kì tắt nghẽn trục nhìn của một bên mắt (như sa mí mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh). Chứng nhược thị thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt, nhưng nếu cả hai mắt đều mất đi thị lực trong thời gian dài thì chứng nhược thị có thể phát triển ở cả hai mắt. Việc chẩn đoán sớm sẽ tăng khả năng điều trị thành công, nếu sau tám tuổi, tình trạng này có thể trở nên vĩnh viễn. Ngược lại, nếu con bạn không bị chứng nhược thị khi đến tám tuổi, thì con bạn hiếm khả năng sẽ bị chứng giảm thị lực này.

Lác

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh nhược thị là mắt lác, ở Việt Nam, có tới 2-4% trẻ em bị mắt lác và 50% trong số đó bị nhược thị. Tuy nhiên, do cha mẹ còn thiếu hiểu biết về những bệnh nguy hiểm liên quan đến lác mắt trong đó có nhược thị, nhiều trẻ đã không được khám và điều trị kịp thời.

Lác là khi mắt hướng về hai hướng khác nhau. Một mắt có thể được tập trung thẳng về phía trước trong khi mắt kia di chuyển vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống phía dưới. Để tránh bị song thị, não của đứa trẻ có thể bỏ qua hình ảnh từ mắt không tập trung nhìn thẳng. Nhưng điều này có thể làm cho mắt không phát triển bình thường.

Tật khúc xạ

Có tật khúc xạ có nghĩa là bị cận thị,viễn thị hoặc có bệnh loạn thị (nhìn hình méo hoặc mờ). Một đứa trẻ có thể có một tật khúc xạ nặng hơn ở một mắt. Mắt đó có thể nhìn kém hoặc không nhìn thấy và thị lực sẽ không phát triển bình thường. Điều này có thể làm cho chúng ta khó nhận ra con mình có vấn đề vì thị lực của trẻ vẫn bình thường khi nhìn bằng cả hai mắt.

Hiện tượng đục các thành phần trong suốt của mắt

Một số trẻ được sinh ra với bệnh lý đục thủy tinh thể , nơi thấu kính bình thường của mắt bị đục. Điều này làm cho thị lực của mắt không phát triển bình thường được.

Nguyên nhân dẫn đến nhược thị còn có thể do trẻ bị các bệnh khác ở mắt như sụp mí bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc…

Chẩn đoán bệnh nhược thị

Con bạn có thể không nhận thấy thị lực mắt này tốt hơn mắt kia. Và bạn có thể cũng không nhận ra điều đó, trừ khi con bạn bị lé hoặc các vấn đề khác của mắt mà bạn có thể nhận ra được.

Các bác sĩ mắt chẩn đoán nhược thị bằng cách kiểm tra xem thị lực giữa hai mắt có khác biệt hay không. Để kiểm tra thị lực của trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, bác sĩ mắt có thể che mắt từng mắt của trẻ và quan sát xem chúng có thể nhìn theo vật chuyển động như thế nào. Bác sĩ cũng có thể xem trẻ phản ứng như thế nào khi một mắt được che lại. Nếu một mắt bị nhược thị và mắt kia bị che lại thì trẻ có thể cố gắng nhìn lên trên hoặc dưới miếng che, kéo miếng che ra hoặc khóc.

Bác sĩ nhãn khoa sẽ khám mắt một cách tổng thể, tìm kiếm các vấn đề khác ở mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Thị lực kém ở một mắt không phải lúc nào cũng có nghĩa là trẻ bị nhược thị. Trong một số trường hợp, đeo kính để điều chỉnh tật khúc xa ở một mắt có thể cải thiện thị lực.

Khi nào nên kiểm tra thị lực của trẻ?

Tất cả trẻ em nên được khám bác sĩ nhi khoa, bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhãn khoa trước 4 tuổi. Nếu có tiền sử gia đình về bệnh mắt nhìn lệch, đục thủy tinh thể trẻ em hoặc các bệnh mắt nghiêm trọng khác, bác sĩ nhãn khoa nên kiểm tra mắt của trẻ từ thời kì sơ sinh.

Hầu hết các bác sĩ kiểm tra thị lực như một phần của việc kiểm tra sức khỏe của trẻ. Nếu họ phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường gì của mắt, họ có thể gửi trẻ đến một bác sĩ nhãn khoa để thăm khám thêm.

Cách điều trị nhược thị

Bệnh nhược thị thường được điều trị bằng cách khuyến khích trẻ sử dụng mắt yếu hơn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đặt một miếng che trên mắt tốt hơn của đứa trẻ. Một cách khác là làm cho thị lực của mắt tốt hơn bị mờ đi bằng sử dụng một loại thuốc nhỏ chuyên dụng. Hoặc trẻ có thể đeo kính với tròng kính có tác dụng làm mờ đi hình ảnh trong mắt đó.

Có thể mất vài tuần đến vài tháng để thị lực trở nên tốt hơn trên mắt yếu hơn. Một khi trẻ đã có thị lực tốt hơn ở mắt đó, trẻ cần che mắt một khoảng thời gian trong ngày trong một vài năm. Điều này giúp cho giữ thị lực của trẻ tốt hơn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ nhãn khoa sẽ đề nghị phẫu thuật để khắc phục các vấn đề về mắt gây ra nhược thị. Sau khi phẫu thuật, đứa trẻ có thể cần phải đeo miếng che hoặc che bên mắt tốt hơn cho đến khi mắt của trẻ được cải thiện.

Có thể ngăn ngừa mất thị lực do nhược thị. Nhưng điều trị chỉ có hiệu quả nếu trẻ chỉ sử dụng mắt yếu hơn để nhìn. Trẻ em không thích đeo miếng che mắt hoặc làm mắt mờ đi. Tuy nhiên, bạn cần giúp con mình làm những gì tốt nhất cho chúng.

Điều trị nhược thị cho thị lực suốt đời tốt hơn

Khi trẻ bị nhược thị, điều quan trọng là làm cho thị lực tốt hơn ở mắt có thị lực kém. Ngay cả khi các vấn đề về mắt gây ra nhược thị được điều chỉnh bằng kính hoặc phẫu thuật, thì việc điều trị nhược thị là nên làm. Nếu không, trẻ sẽ gặp các vấn đề về thị lực suốt đời.

Biên dịch: BS. Vũ Quang Thiện

Hiệu đính: BS. Trần Trọng Duy

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago