Categories: Tin tức y học

Phát hiện ca nhiễm vi rút Não mô cầu đầu tiên – Cơ quan chuyên môn nói gì.

Liên quan đến cháu bé nhiễm não mô cầu mà các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cập nhật mấy ngày hôm nay làm cho dư luận nóng ran, chiều ngày 11/3/2016 trao đổi với phóng viên Báo Tầm Nhìn thạc sỹ-bác sĩ Lê Đình Nhân, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Nhi – Nhi sơ sinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Vào sáng 8-3 bệnh viện tiếp nhận ca bệnh của bé Lý Anh Phước (5 tháng tuổi, ngụ xã Cư San, huyện M’Đrắk, Đắk Lắk) cháu bé nhập viện trong tình trạng sốt li bì, toàn thân xuất hiện nhiều vết tử ban (xuất huyết), có hiện tượng co giật, phổi bị tổn thương, khó thở…

Sau khi nhập viện, cháu bé được chẩn đoán nhiễm trùng huyết do não mô cầu, được cho thở oxy, dùng kháng sinh đặc trị, tiến hành cách ly, những người tiếp xúc với bệnh nhân và nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân cũng được uống thuốc kháng sinh. Sáng 11-3, ngay sau khi có kết quả cho biết cháu bé dương tính với với vi khuẩn não mô cầu, phía bệnh viện đã cắt cử các y bác sỹ túc trực 24/24 để theo dõi cũng như tiếp tục điều trị đặc biệt cho bé Phước.

Bé Phước đang được điều trị đặc biệt tại phòng cách ly của Bệnh Viện

Bác sỹ Nhân cho biết thêm, nhiễm não mô cầu (còn được gọi là màng não cầu) do khuẩn não mô cầu nhóm C (Neisseria meningitidis) gây ra. Đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng lây lan nhanh, có khả năng phát triển thành dịch vì dễ lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người. Bệnh rất nguy hiểm, chỉ sau vài giờ nhiễm bệnh nhân có thể rơi vào sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao, hoặc nếu gây viêm não thì để lại di chứng nặng nề.

Theo ông Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, cho biết sau khi tiếp nhận nguồn tin từ bệnh viện Đa khoa tỉnh, trung tâm Y tế dự phòng đã xuống khu vực xuất hiện bệnh để tiến hành khoanh vùng, cách ly và tổ chức phòng bệnh.Cụ thể, đã có 109 hộ (530 khẩu) ở xã Cư San, Cư Đrăm và 18 cán bộ y tế (nơi bệnh nhân đi qua, điều trị) được uống thuốc phòng bệnh và theo dõi trong 24 ngày.

 Tất cả các khu vực có thể phát sinh bệnh tại địa phương và các phòng, khoa ở Bệnh viện Đa khoa Krông Bông đều được phun thuốc chống nhiễm khuẩn. Trung tâm cũng phối hợp với địa phương tổ chức họp dân để tuyên truyền mức độ nguy hiểm của bệnh, hướng dẫn người dân hạn chế đi lại và các biện pháp vệ sinh để phòng bệnh. Riêng nơi cháu đang điều trị, phòng bệnh cũng được cách ly và theo dõi hoàn toàn đặc biệt.

Theo ông Lào cho biết thêm, bệnh não mô cầu thường xuất hiện vào mùa đông xuân và lây lan nhanh qua đường hô hấp. Vì vậy, để phòng bệnh mọi người cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra đường và chốn đông người và chủ động tiêm ngừa vacxin cho trẻ. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Ngọc Giang

 

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

6 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago