Năm nay 32 tuổi,chị Nguyễn Thu Phương đã là giám đốc truyền thông của một công ty có vốn liên doanh với nước ngoài. Công việc là giám đốc phụ trách truyền thông của một công ty lớn khiến cho chị Phương không có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân và gia đình. Một ngày làm việc của chị bắt đầu từ 8h sáng tới 19 -20h tối, có khi phải kéo dài tới 23h.
Nhiều khi chị muốn có thời gian để nghỉ ngơi “xả” stress nhưng nếu chị nghỉ công việc dễ dồn lại. Chị tự thấy bản thân quá “nghiện việc”, cũng chính vì công việc áp lực kéo dài triền miên khiến cho chị Phương mắc phải chứng đau đầu khó ngủ. Mất ngủ triền miên làm cho chị Phương thấy mệt mỏi. Nếu như trước đây công việc là niềm vui thì tới công ty chị còn thấy hứng thú, tính tình vui vẻ hòa đồng của chị Phương thay bằng sự cáu gắt…
Quá mệt mỏi vì công việc chị Phương đã nghĩ tới việc tự tử. Chị Phương mua thuốc ngủ về uống để tự nhưng được gia đình phát hiện và đưa tới viện nên đã may mắn thoát chết. Sau khi, được khám chuyên khoa tâm thần, chị Phương được bác sĩ kết luận bị mắc trầm cảm nặng.
Không ít những trường hợp do mải mê làm ăn, ôm mộng đổi đời tới khi bị phá sản phải đi làm công nhân. Do không chấp nhận được cuộc sống thất bại đã lâm vào tình trạng trầm cảm mà nhiều người gọi đó làmột hiện tượng của tâm thần.
Theo TS.BS CKKII Bùi Quang Huy, biểu hiện của bệnh trầm cảm trong hai tuần đầu tiên là mệt mỏi, đau đầu hoặc đau bụng âm ỉ, chán nản, bi quan, trí nhớ giảm sút, cáu gắt vô cớ…
Công việc quá áp lực dễ khiến nhiều người mắc bệnh trầm cảm mà không hay biết, ảnh minh họa.
Theo TS. BSCC Tô Thanh Phương, Phó giám đốc (Bệnh viện Tâm thần Trung ương I), 70% người đi khám bệnh trầm cảm là dân trí thức có trình độ từ THPT trung học trở lên.
Số bệnh nhân tới bệnh viện khám tâm thần thường rơi vào nhóm đối tượng trí thức. Họ thường là những người thất nghiệp, không có công ăn việc làm ổn định. Hoặc có công việc ổn định nhưng công việc quá áp lực. Đổ vỡ trong sự nghiệp, các mối quan hệ… là một trong những lý do trí thức dễ mắc bệnh.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 3.564.000 người bị trầm cảm, chiếm tới 4% dân. TS. BSCC Tô Thanh Phương cho biết con số này trên thực tế còn cao hơn. Vì bản thân người bệnh không biết mình đang mắc bệnh. Hoặc họ bị bệnh thường giấu, âm thầm chịu đựng do sợ điều tiếng vào bệnh viện tâm thần điều trị.
Sức ép công việc quên đi nhu cầu bản thân
TS.BS CKKII Bùi Quang Huy (Bệnh viện 103) cho hay: “Sức ép của công việc khiến nhiều người làm việc tới mức mê muội quên đi những nhu cầu của bản thân. “Nghiện việc” khiến cho nhiều người không còn thời gian quan tâm tới sức khỏe. Thường xuyên gồng mình với công việc trong một thời gian dài, không có thời gian nghỉ ngơi dẫn tới kệt sức, mệt mỏi, mất ngủ… Bệnh nhân thường không thừa nhận bị mắc bệnh. Chỉ khi có những tác động đến từ bên ngoài hoặc bị thất bại vượt ngưỡng chịu đựng mới phát bệnh”.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…