Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại TP.HCM mà Sở TN-MT công bố gần đây cho thấy, ô nhiễm chất lượng không khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các hoạt động giao thông gây ra và trong ngưỡng cho phép.
Hoạt động của các nguyên tố phóng xạ (tự nhiên và nhân tạo) thu được trong quá trình quan trắc môi trường không khí năm 2015 không có biến động đáng kể và chưa gây nguy hại đến môi trường. Tuy nhiên, chương trình quan trắc này vẫn cần được thực hiện liên tục để theo dõi diễn biến về tình trạng phóng xạ trong môi trường không khí ở TP.HCM; đặc biệt, nồng độ bụi khí là điều đáng quan ngại nhưng giá trị cực đại (vào các tháng mùa khô) vẫn thấp hơn giới hạn cho phép.
Nguồn nước cấp trên sông Sài Gòn từ Phú Cường trở lên thượng nguồn, do ảnh hưởng dải đất phèn ven sông, có độ pH thấp, gây khó khăn và tốn kém trong việc xử lý nước. Nguồn thải từ sông Thị Tính là một nguồn ô nhiễm đe dọa trực tiếp đến khu vực lấy nước của nhà máy nước Tân Hiệp. Khu vực cấp nước của sông Sài Gòn có chất lượng nước thuộc loại B1, và bị đe dọa bởi nhiều nguồn gây ô nhiễm. Do đó, cần thiết phải có các giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn cấp nước của sông Sài Gòn một cách hợp lý. Trong năm 2015, tình hình thiếu nước trên các lưu vực sông là nguyên nhân tăng mạnh của các hàm lượng dinh dưỡng, hữu cơ và vi sinh. Ô nhiễm trên sông Sài Gòn khá cao trên khu vực từ sau hợp lưu với rạch Vàm Thuật, nhất là khu vực Phú An do tác động của các kênh tiêu thoát nội thành.
Nguồn nước cấp tại Hóa An trên sông Đồng Nai hiện nay tương đương với nguồn nước loại A2 theo quy chuẩn của Bộ TN-MT với một số thông số chất lượng nước phải xử lý trước khi dùng cấp sinh hoạt, bao gồm dầu, vi sinh và chất rắn lơ lửng. Trong năm 2015, tại Hóa An nhiều thời điểm bị ô nhiễm vi sinh nặng, làm giảm chất lượng nước tại đây. Khu vực sau cầu Đồng Nai, chất lượng của sông Đồng Nai chỉ đạt loại B2, phù hợp cho các nhu cầu sử dụng tưới tiêu và các mục đích khác. Những yếu tố tác động đến chất lượng nước sông Đồng Nai bao gồm nước thải sinh hoạt từ đô thị, các khu công nghiệp cùng với hoạt động giao thông thủy, khai thác cát. Để đảm bảo nguồn cấp nước quan trọng cho TP cần tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai.
Các dạng ô nhiễm chính hiện nay trên các sông Sài Gòn và Đồng Nai chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, các thành phần ô nhiễm kim loại nặng, tổng dầu mỡ đều chưa vượt ngưỡng cho phép.
Đối với các khu vực nguồn cấp nước trên hai sông này, cần có các biện pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước cấp thích hợp, bao gồm tăng cường giám sát xả thải, nâng cao tiêu chuẩn xả thải vào nguồn cấp nước, quy hoạch sử dụng đất, sử dụng nguồn nước, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với khu vực tác động đến nguồn cấp nước.
Để cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn, cần phải xử lý triệt để các nguồn thải từ các khu công nghiệp cũng như nguồn nước thải sinh hoạt của TP.HCM, bảo đảm các nguồn nước thải ra ngoài phải đạt các tiêu chuẩn quy định của Bộ TN-MT. Cơ quan chức năng cần xác định khung pháp lý, cơ chế kiểm soát, biện pháp xử phạt và chế tài đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Bài, ảnh: T.An
Nguồn: Giáo dục Online
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…