Categories: Tin tức

Nóng chuyện vaccine

Những ngày qua, việc người dân Hà Nội chen chúc đưa con đi tiêm vaccine dịch vụ 5 trong 1 càng cho thấy vấn đề được rất nhiều gia đình quan tâm, lo lắng.

Không quan tâm sao được khi mà mỗi mũi tiêm có thể ngăn ngừa bệnh tật cho con em mình. Vaccine trong lịch sử từng giúp con người ngăn chặn và xóa sổ các loại bệnh dịch nguy hiểm nhất như đậu mùa, bại liệt, sởi…Và đến nay, nó vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì cơ chế bảo vệ chúng ta khỏi các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dù đôi lúc không tránh khỏi sự hoài nghi do xảy ra một số trường hợp không mong muốn.

Vaccine là sự chuẩn bị về mặt sinh học nhằm cung cấp sự miễn dịch cho cơ thể đối với một loại bệnh cụ thể. Một liều vaccine thường chứa một loại chất tương tự với các tổ chức siêu vi gây bệnh và thường được chế tạo từ các dạng vi khuẩn đã bị làm cho suy yếu hoặc bị chết, chất độc hoặc một số loại protein bề mặt của chúng.

Chất này sau khi vào cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch nhận diện nó như một mối đe dọa, phá hủy nó và ghi nhớ lại nó, nhờ vậy nên hệ miễn dịch có thể dễ dàng nhận dện và phá hủy các loại vi khuẩn tương tự mà nó gặp phải trong tương lai. Vaccine có thể là dạng ngừa bệnh, ngăn chặn sự nhiễm trùng có thể xảy đến; hoặc dạng chữa bệnh, ví dụ như loại vaccine chống ung thư hiện đang được nghiên cứu.

Lịch sử của vaccine

Vào khoảng những năm 1760, trong khi đang làm bác sỹ phẫu thuật/dược sỹ tập sự, Edward Jenner (Anh) nhận thấy rằng những người vắt sữa bò không bao giờ mắc bệnh đậu mùa, bởi họ đã bị bệnh đậu bò, loại bệnh chỉ gây ảnh hưởng nhỏ tới con người. Đến năm 1776, Jenner lấy mủ từ tay một cô gái vắt sữa bò bị nhiễm đậu bò, tiêm vào tay một cậu bé 8 tuổi, và sau 6 tuần thì cố tình để cậu bé này lây nhiễm đậu mùa. Kết quả cho thấy cậu bé nọ không bị dính bệnh đậu mùa.

Jenner sau đó mở rộng nghiên cứu của mình và đến năm 1798 đưa ra kết luận rằng vaccine phòng đậu mùa của ông an toàn đối với cả trẻ em và người lớn, ngoài ra có thể truyền trực tiếp từ người nay sang người khác mà không cần phải phụ thuộc vào nguồn cung từ các con bò bị bệnh.

Thế hệ thứ hai của vaccine được cho ra mắt là vào những năm 1880 bởi Louis Pasteur- người đã phát triển vaccine chống bệnh tả gà và bệnh than. Và kể từ cuối thế kỷ 19 trở đi, vaccine được xem như một thứ dược phẩm mang lại uy tín cho một quốc gia, từ đó các điều luật tiêm vaccine bắt buộc được thông qua.

Đưa trẻ đi tiêm vaccine.

Phát triển hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch ở người nhận diện vaccine như một chất ngoại bang và tiêu diệt chúng, ghi nhớ lại chúng. Khi gặp lại loại virus tương tự, hệ miễn dịch sẽ lập tức nhận ra lớp vỏ protein của loại virus trên và đã sẵn sàng để đáp trả, bằng cách vô hiệu hóa mục tiêu trước khi nó thâm nhập vào các tế bào, nhận diện và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm trước khi virus có thể nhân lên với số lượng lớn.

Vaccine đã góp phần quan trọng trong việc xóa sổ hoàn toàn bệnh đậu mùa, một trong số những loại dịch bệnh nguy hiểm nhất mà loài người từng phải đối mặt. Một số dịch bệnh khác như rubella, sởi, quai bị, bại liệt, thủy đậu và thương hàn hiện cũng không còn đáng sợ như cách đây hàng trăm năm trước, nhờ có sự xuất hiện của vaccine. Càng có nhiều người được tiêm vaccine, thì các loại bệnh dịch càng khó xảy ra hơn, chứ chưa kể đến việc lan rộng. Hiệu ứng này trong khoa học gọi là miễn dịch cộng đồng.

Những hạn chế thường thấy

Xét về lịch sử, vaccine được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để chống lại và xóa sổ các loại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, những hạn chế của chúng là có tồn tại. Đôi lúc, cơ chế bảo vệ thất bại bởi hệ miễn dịch cơ thể vật chủ không phản ứng đủ hoặc thậm chí không có chút phản ứng nào với vaccine. Điều này thường gây nên do các nhân tố như bệnh tiểu đường, sử dụng quá độ chất an thần, bị nhiễm virus HIV hoặc do độ tuổi.

Đôi lúc vaccine cũng phải chịu bó tay vì các nguyên nhân liên quan tới gene, khi mà hệ miễn dịch của vật chủ thiếu các tế bào B, tế bào có khả năng sản sinh các loại kháng thể để phản ứng lại các tác nhân bên ngoài một cách hiệu quả. Và trong trường hợp vật chủ có phát triển được các kháng thể nhờ tiêm vaccine, thì sự bảo vệ này đôi lúc cũng không đủ. Điều này là do hệ miễn dịch phát triển quá chậm, các kháng thể không thể chống lại được mầm bệnh một cách hoàn toàn. Hoặc khi 2 loại vaccine được trộn cùng nhau, chúng sẽ xảy ra tương tác và kiềm chế lẫn nhau. Nhưng dù các trường hợp kể trên có xảy ra đi chăng nữa, thì vaccine vẫn tỏ ra hết sức hiệu quả, ít nhất là làm giảm tỷ lệ các tế bào nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ hình thành bệnh và tăng khả năng hồi phục của cơ thể.

Quinvaxem là gì?

Vào năm 2006, Cơ quan quản lý Dược phẩm và thực phẩm Hàn Quốc (KFDA) đã cấp phép cho vaccine Quinvaxem được lưu hành. Loại vaccine này được phát triển và sản xuất bởi hãng dược phẩm Crucell của Hàn Quốc và đồng sản xuất với Tập đoàn Chiron- sau này bị mua lại bởi tập đoàn Novartis International AG. Hiện nay, vaccine Quinvaxem được sản xuất tại Berna Biotech Korea Corporation hợp tác với tổng công ty Crucell NV- Thụy Sĩ. Quinvaxem là loại vaccine “5 trong 1”, để phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và khuẩn Haemophilus influenzae loại b (Hib).

Là loại vaccine 5 trong 1 được phân bố rộng rãi nhất trên toàn cầu, Quinvaxem đã được tiêm cho hơn 400 triệu trẻ em trong năm 2013. Điều này diễn ra sau khi hãng Crucell nhận được đơn đặt hàng loại vaccine này trị giá 110 triệu USD (năm 2010) từ UNICEF để phân phối cho các quốc gia đang phát triển. Quinvaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi ở Việt Nam từ tháng 6-2010.

Giữa năm 2010, Crucell tiếp tục nhận một đơn đặt hàng khác trị giá 110 triệu USD từ UNICEF để phân phối Quinvaxem miễn phí cho nhiều quốc gia đang phát triển khác, nâng tổng số doanh thu từ loại vaccine này cho hãng Crucell lên tới 910 triệu USD, kể từ khi bắt đầu cho ra mắt năm 2006.

Trong năm 2012, UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo sử dụng các loại vaccine 5 trong 1 đối với các nước đang phát triển như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu đối với 5 loại bệnh dịch hàng đầu dễ dẫn đến tử vong ở trẻ em.

Hiện nay, đối thủ chính của Quinvaxem là vaccine Pentavac được sản xuất bởi Viện Huyết học Ấn Độ và tập đoàn Sanofi Pasteur MSD. Một loại vaccine cũng tỏ ra khá cạnh tranh khác là Easyfive, được sản xuất bởi hãng Panacea Biotec, tuy nhiên lại bị loại khỏi danh sách sơ tuyển của WHO vào giữa năm 2011.

Một số phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm Quinvaxem bao gồm sưng tấy ở chỗ tiêm, tiêu chảy, sốt nhẹ, rối loạn ăn uống, buồn ngủ, hoặc quấy khóc.

Khánh Duy

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago