Categories: Tin tức

Ấm tình cô đỡ thôn bản

Với điều kiện giao thông không thuận lợi, phương tiện đi lại khó khăn của một số gia đình tại các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu cô đỡ thôn bản là giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế các ca tai biến sản khoa. Những cô đỡ ở xã Bản Lang nói riêng và của cả tỉnh nói chung thời gian qua đã góp sức cùng ngành Y tế giảm tỷ lệ tai biến sản khoa và sơ sinh một cách đáng kể.

Cô đỡ Phàn Thị Mến tư vấn về phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ

Được cán bộ Đội Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ) giới thiệu chúng tôi có dịp đến thăm và trò chuyện với các cô đỡ thôn bản ở xã Bản Lang. Người có thâm niên lâu nhất trong nghề là chị Phàn Thị Mến, bản Thèn Thầu. Trước đây, chị chưa được đào tạo thì đỡ đẻ theo kinh nghiệm. Giờ đây chị đã được học bài bản thì việc đỡ đẻ của chị lại càng thận trọng hơn, tỉ mỉ từng chi tiết. Từ khi vào nghề đến nay, đã có trên 30 đứa trẻ trong bản được sinh ra từ tay chị Mến; giúp nhiều bà mẹ không kịp về trạm để sinh được mẹ tròn con vuông. Chị Mến tâm sự: “Mình đã đỡ rất nhiều ca trong bản, nhưng ca đẻ khiến mình nhớ nhất là sản phụ Lý Thị Mến, 4 giờ sáng người nhà họ đến gọi, mình chuẩn bị túi đồ đi ngay. Sau khi thăm khám mình biết là ca đẻ này rất khó vì trẻ bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng, Trạm y tế ở xa, lại đêm hôm mưa gió, nên mình đã cố gắng dốc hết tâm lực để đỡ đứa bé ra và sáng sớm hôm sau cùng gia đình đưa 2 mẹ con xuống trạm. Rất may là 2 mẹ con khỏe mạnh, mình vui lắm”. Chị Lý Thị Mến bế con trên tay vui mừng cho biết: “Mình đau đẻ vào buổi tối, trời lại mưa. May mà có chị Mến tới giúp. Nhờ vậy con mình mới còn sống và khỏe mạnh như ngày hôm nay, chị còn hướng dẫn mình cách chăm sóc con tránh bệnh tật và có đủ dinh dưỡng đấy”.

Còn chị Tẩn Thị Thủy, bản Giao Chản sau khi được tập huấn kỹ năng cơ bản về sản khoa và xử trí ban đầu các tai biến sản khoa và sơ sinh. Sau khóa đào tạo, chị trở về địa phương với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu như: Quản lý thai nghén, tư vấn giáo dục sức khỏe; vận động sản phụ khám thai và sinh con tại trạm y tế xã; phát hiện thai có nguy cơ cao để chuyển tuyến kịp thời. Nhiều khi không thể vận động bà mẹ đến cơ sở y tế, chị Thủy đỡ đẻ tại nhà; chăm sóc sau đẻ cho mẹ và con… Chính vì là người dân tộc thiểu số sinh sống tại cộng đồng, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình, chị Thủy đã truyền đạt cho người dân thôn bản những thông tin quan trọng về chăm sóc bà mẹ và trẻ em, cung cấp các dịch vụ làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh. Chị Thủy chia sẻ: “Mình là người dân tộc ở địa phương,hiểu hoàn cảnh gia đình của từng người nên khi tuyên truyền bà con cũng ủng hộ lắm. Nhiều chị đã biết đến nhà mình để hỏi những gì còn chưa biết về đi khám định kỳ. Được mọi người tin tưởng, chúng tôi cảm thấy ấm lòng và có thêm nhiều nghị lực để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình”.

Ngoài chị Mến, chị Thủy còn các chị Tẩn Sa Nhị, Phàn Thu Hương, Thần Thị Út. Các chị đều mang hết kinh nghiệm, lòng nhiệt tình để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Không kể thời tiết nắng mưa hay đêm tối, cứ có người gọi là các chị lại tất tả chuẩn bị túi đồ nghề lên đường. Công việc mà các cô đỡ thôn bản thực hiện tại địa phương có tác động tích cực đến cộng đồng, làm cải thiện nhận thức của phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản; góp phần làm giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, giảm suy dinh dưỡng trẻ em.

Bác sĩ Phùng Thị Lai – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ cho biết: “Các cô đỡ thôn bản sau khi được đào tạo đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn; thực hiện được các hoạt động quản lý thai nghén, tư vấn cho các bà mẹ có thai về cách chăm sóc thai sản. Những trường hợp không kịp đẻ tại cơ sở y tế, các cô đỡ thôn bản đã hỗ trợ các ca đẻ tại nhà đảm bảo mẹ tròn con vuông. Ngoài ra, các cô đỡ còn phối hợp với các nữ hộ sinh tuyến xã thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Năm 2015 xã có 193 trẻ được sinh ra thì có 90 ca đẻ tại nhà đều an toàn. Hai năm trở lại đây, xã không có trường hợp nào bị tai biến sản khoa. Đạt được kết quả đó có một phần đóng góp không nhỏ của các cô đỡ thôn bản”.

Chia tay các chị trong ánh chiều tà của xã vùng biên. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều hơn bước chân của cô đỡ dù phải đi bộ hàng chục cây số để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi gia đình khi đón trẻ chào đời, có các chị, chị em trong bản bớt phần lo lắng, có thêm nhiều kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

Bài, ảnh: Mai Hoa

Nguồn: TTTT – GD Sức khỏe TW

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

7 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago