Những việc cần làm để đối phó với dịch bệnh
Bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Đối với một số nhóm người yếu thế như trẻ em, người mắc bệnh mạn tính, người có yếu tố suy giảm miễn dịch, người cao tuổi… khi mắc bệnh truyền nhiễm có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả do các bệnh truyền nhiễm gây ra là rất lớn tuy nhiên hiện nay có rất nhiều phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nếu được chuẩn bị trước và thực hiện đúng theo chỉ dẫn sẽ tránh được những tổn thất không đáng có.
Phòng chống bệnh truyền nhiễm hiệu quả giúp ngăn ngừa, phòng tránh các tổn hại do bệnh gây ra và đặc biệt là ngăn chặn việc lây truyền và bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Ngược lại nếu không chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm, cá nhân hay cộng đồng có thể đối mặt với những di chứng nghiêm trọng, nguy cơ tử vong.
Đại dịch COVID-19 vừa qua đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng đối với các quốc gia trên toàn thế giới, đặt ra thách thức chưa từng có đối với sức khỏe cộng đồng, kinh tế – xã hội khiến hàng chục triệu người có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói. Vì vậy, việc chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm sẽ đảm bảo an toàn cho các cá nhân cũng như cộng đồng tránh được những hậu quả đối với sức khỏe và nền kinh tế toàn cầu.
Những việc cần thực hiện
Tiêm chủng đầy đủ, đúng thời gian
Tiêm vắc xin đầy đủ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm bằng cách “bắt chước” quá trình gây bệnh tự nhiên của các tác nhân gây bệnh như vi-rút, vi khuẩn, nấm…. Tiêm chủng giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại căn bệnh đó khi có sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Một số ít trường hợp có thể bị mắc bệnh sau khi tiêm vắc xin tuy nhiên các triệu chứng và biến chứng của bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn so với người không tiêm phòng. Vì vậy các tổ chức y tế trên thế giới đều khẳng định việc tiêm chủng đầy đủ, đúng thời gian là cách phòng chống bệnh truyền nhiễm an toàn, hiệu quả và chủ động cần được áp dụng.
So với người trưởng thành, trẻ em là đối tượng dễ bị các mầm bệnh tấn công. Các triệu chứng và biến chứng của bệnh cũng tác động nặng nề hơn. Do đó việc tiêm chủng đúng thời điểm, đủ liều lượng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe các bé và tránh nguy cơ bệnh tật.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, nâng cao sức đề kháng
Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh giúp hệ thống miễn dịch tốt hơn. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và chức năng của tế bào miễn dịch bao gồm vitamin C, vitamin D, kẽm, selen, sắt và protein (tính luôn axit amin glutamine). Các chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm thực vật như bông cải xanh, ớt chuông, tỏi, gừng.. và động vật gồm gà, tôm, cua….rất tốt cho hệ vi sinh vật và nâng cao hệ thống miễn dịch. Một chế độ ăn giàu chất xơ với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu hỗ trợ sự phát triển và duy trì các vi khuẩn có lợi giúp phòng chống bệnh truyền nhiễm bằng con đường dinh dưỡng. Do đó cần bổ sung các thực đơn gồm sữa chua, dưa muối, trà kombucha, kimchi, súp miso, hành tây, măng tây, rau bồ công anh, chuối, rong biển…
Song song với chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn. Quá trình nghỉ ngơi khoa học tạo ra các protein gọi là cytokine giúp cơ thể chống lại sự viêm nhiễm và bệnh tật.
Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên phòng ngừa lây nhiễm
Xây dựng thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn…là việc làm đơn giản nhưng có tác dụng phòng chống lây bệnh truyền nhiễm cho người khác. Ngoài ra cần lưu ý rửa sạch tay sau khi xì mũi, ho, hắt hơi, chơi với thú cưng, sau khi đến thăm hoặc chăm sóc người bệnh…Thực hiện quy trình rửa tay theo quy định của Bộ Y tế gồm 6 bước gồm làm ướt bàn tay, chà lòng bàn tay và kẽ các ngón tay, chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay, chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia, rửa sạch tay dưới vòi nước đến cổ tay và làm khô tay. Ngoài ra cần lưu ý không sử dụng chung đồ dùng cá nhân để tránh lây nhiễm vi trùng và bệnh tật, giữ vệ sinh môi trường khu vực nhà bếp, phòng tắm vì đây là hai nơi có nhiều vi trùng, vi khuẩn.
Duy trì tập thể dục nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể
Để phòng chống bệnh truyền nhiễm, tập thể dục với cường độ vừa phải trong vòng từ 30 đến 60 phút/ngày được các nghiên cứu chứng minh có hiệu quả tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó tùy vào độ tuổi, sức khỏe người dân cần lựa chọn các môn thể thao phù hợp tập luyện hàng ngày để hệ thống miễn dịch luôn trong trạng thái ổn định.
Song song với những giải pháp trên cần cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để nắm bắt kịp thời những diễn biến tình hình dịch bệnh, nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh… Các kênh chính thống như TV, các báo đài, các trang sức khỏe của tổ chức y tế sẽ đăng tải những nơi có dịch bệnh, diễn biến tình hình dịch bệnh…để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm hiệu quả.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm
Cách điều trị, phòng ngừa bệnh thương hàn trong mùa mưa bão
Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng trở nặng
Bảo vệ hệ thống miễn dịch giải pháp tối ưu phòng dịch bệnh
Vì sao người trưởng thành gặp biến chứng nặng khi mắc sởi
Yhocvn.net
Dứa là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy…
Muốn sở hữu mái tóc đen mượt, giảm tình trạng rụng tóc hãy thường xuyên…
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon,…
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ dưới đây giúp kiểm soát lượng…
Có một số loại vật dụng trong nhà bếp có thể thực sự không an…
Cảm cúm gây ảnh hưởng cho sức khỏe của người mắc, nhưng có một số…