Categories: Khỏe đẹp

Những thói quen khi ngồi học cần bỏ ngay nếu không muốn hỏng dáng, hại người


Bạn có biết những thói quen khi ngồi học hằng ngày lại có thể chính là “thủ phạm” gây cong vẹo cột sống hay tích tụ mỡ bụng hay không?

Cắn bút

Chúng ta vẫn thường có thói quen cắn bút mỗi khi gặp bài khó hay không có hứng thú với giờ học. Nhưng lại ít chú ý đến việc bút chính là nơi chứa rất nhiều các vi khuẩn. Thói quen này vô tình khiến cơ thể nhiễm phải các chất có hại từ vỏ bút. Chúng còn có thể là nguyên nhân gây ê răng, viêm nướu hay chảy máu chân răng khi không may bị va đập mạnh. Do đó, khi gặp căng thẳng bạn hãy hít thở thật sâu để cảm thấy thoải mái và tập trung hơn thay vì cắn bút nhé!

Bẻ khớp ngón tay

Nhiều người có thói quen bẻ khớp tay sau khi làm việc gì đó quá lâu hay cảm thấy bàn tay bị mỏi. Việc làm này có thể khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi đó. Tuy nhiên, bẻ khớp tay thường xuyên có thể gây tổn thương các mô liên kết xung quanh và làm khớp ngón tay to lên trông thấy. Ngoài ra, lâu dài thói quen này có thể làm giảm sức cầm nắm nữa đấy!

Nằm bò ra bàn

Một trong những thói quen xấu khi đến lớp cần loại bỏ ngay đó chính là nằm bò ra bàn. Chúng cũng là nguyên nhân khiến bạn bị giật mình hay có cảm giác khó thở sau khi ngủ gật trên mặt bàn đấy! Khi đó, phần ngực tì sát vào cạnh bàn tạo áp lực lên tim và phổi gây ra chứng khó thở. Lâu dài, thói quen này còn dễ gây ra chứng đau hay cong vẹo cột sống. Để nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo khi buồn ngủ, bạn hãy rửa mặt và hít thở thật sâu.

Ngồi cong lưng hoặc ngả ra sau quá nhiều

Thói quen ngồi sai cách cũng chính là nguyên nhân làm hỏng dáng đi của chúng ta. Khi ngồi cong lưng và chúi người về phía trước, khung xương chậu sẽ bị đẩy về sau khiến cột sống mau chóng cong vẹo. Chúng còn gây ra chứng thoái hóa sớm cũng như tích mỡ ở phần bụng dưới nữa đấy. Tư thế ngả lưng ra phía sau quá nhiều khiến cơ thể trượt dài trên ghế gây áp lực lên xương chậu. Điều này sẽ làm gia tăng nhức mỏi cơ và cong vẹo cột sống.

Bạn nên duy trì tư thế thoải mái và không gây hại bằng cách ngồi thẳng lưng, vai thẳng và đẩy nhẹ về sau. Nếu cần nghỉ ngơi, bạn hãy ngả người về sau một góc 30-45 độ và tránh dùng bàn quá thấp khiến lưng phải cúi xuống quá nhiều nhé!

Bắt chéo chân

Bắt chéo chân khi ngồi gây ra những tác hại nhất định lên cấu trúc xương của cơ thể. Khi ngồi ở tư thế này, chúng ta thường ngả người về phía trước và khum vai lại làm lệch cấu trúc xương vốn có. Tuy nhiên, thói quen này cũng đem lại một vài lợi ích bất ngờ nếu bạn biết ngồi đúng cách. Một nghiên cứu ở Hà Lan đã tìm ra những lợi ích khi bạn ngồi bắt chéo chân nhưng vẫn giữ lưng thẳng và vai ngay ngắn. Điều chỉnh khung người và ngồi đúng cách sẽ giúp bạn vừa giữ được dáng mà còn đem lại lợi ích cho cơ thể nữa đó!

Nguồn: Kiến thức

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

13 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

13 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago