Categories: Sức khoẻ

Những sự thật khiến bạn ngã ngửa về bệnh dị ứng ánh nắng

Dị ứng ánh nắng mặt trời là một trong
những phản xạ của hệ thống miễn dịch trước những tác động bên ngoài, cụ
thể là ánh mặt trời.

Thông thường, hiện tượng này thường biểu hiện bởi những vết ngứa rát, mẩn đỏ, thậm chí có mụn nước.
Các nhà khoa học cho biết, tình trạng này chỉ xảy ra ở một số người và
thường liên quan nhiều tới gen di truyền. Dị ứng ánh nắng được ghi nhận
thường xảy ra vào mùa thu và hè, thời điểm cường độ ánh sáng mặt trời
mạnh nhất.

Nguyên nhân
Các nhà khoa học tin rằng, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời chính là thủ phạm gây nên hiện tượng dị ứng ánh nắng.
Tia cực tím tiếp xúc trực tiếp với da sẽ khiến tế bào bị tổn thương và
ảnh hưởng tới phần protein bên trong. Các protein sau khi bị biến đổi
bởi tia cực tím sẽ trở thành chất lạ đối với cơ thể và bị hệ miễn dịch
đào thải. Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ chuyên khoa Da liễu tại Đại
học Yale cho hay, phản ứng của hệ miễn dịch càng mạnh, vùng da bị ảnh
hưởng càng biểu hiện những vấn đề mẩn ngứa khó chịu.
Bên
cạnh nhân tố chính là hệ thống miễn dịch, một số loại thuốc và hóa chất
cũng có thể tăng độ nhạy cảm của ánh sáng với làn da, khiến hiện tượng
này thêm trầm trọng. Những thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau
là những thành phần được các nhà khoa học khuyến cáo nên tìm hiểu kỹ tác
dụng phụ trước khi sử dụng.
Sự khác biệt trong nhóm
gen cũng có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng. Theo Kenneth Offit,
Trưởng ban Di truyền học tại Bệnh viện Denver Health (Mỹ), những người
da trắng và da vàng có làn da mỏng manh và nhạy cảm hơn trước ánh sáng
so với người da màu. Sự khác biệt nhóm gen cũng đồng nghĩa với việc hiện
tượng này có khả năng di truyền. Nếu bố hoặc mẹ của bạn thường xuyên
gặp những vấn đề về da thì chắc chắn bạn ít nhiều cũng sẽ trải nghiệm
những khó chịu tương tự.

Các loại dị ứng ánh nắng
Debby
Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên chuyên khoa da liễu tại Đại
học Indiana (Mỹ) cho biết, Có 4 hình thức dị ứng ánh sáng phổ biến nhất
là: Nổi ban đa hình, viêm da quang hóa, ngứa sần quang hóa và nổi mề đay.
Nổi
ban đa hình là hình thức phổ biến nhất của dị ứng ánh sáng. Các mẩn
ngứa, nổi sần của hiện tượng này thường màu trắng hoặc vàng viền đỏ.
Thông thường, những dấu hiệu khó chịu này sẽ biến mất nếu không tiếp xúc
với ánh nắng quá lâu. Hiện tượng thường xảy ra trong mùa thu, khi thời
tiết hanh khô.
Ngứa sần quang hóa là loại hình dị ứng
với ánh nắng thường xảy ra ở trẻ em. Hiện tượng này thể hiện bởi những
mảng sần, ngứa, lan rộng khắp các vùng da, kể cả khu vực không tiếp xúc
với ánh nắng. Những vết sần này có thể để lại sẹo sau khi đã nứt mủ ở
bên trong.
Viêm da
quang hóa mãn tính biểu thị tình trạng những mảng sần, ngứa xuất hiện
nhiều trên bề mặt da. Vị trí da tổn thương trong tình trạng này thường
nằm ở khu vực tiếp xúc nhiều với ánh nắng như mặt, đầu, cổ, cánh tay.
Những dấu hiệu của viêm da quang hóa mãn tính khá giống với viêm da tiếp
xúc nên thường bị nhầm lẫn và chẩn đoán sai.
Nổi mề
đay do nắng là hiện tượng xảy ra sau khi chỉ vừa tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời trong vài phút. Tổn thương này gây ra các nốt phát ban, mụn
nước và ngứa ngáy khó chịu. Thông thường hiện tượng này xuất hiện ở
những người trung niên và dừng lại khi những vùng da này không phải tiếp
xúc với ánh nắng mặt trời.
Điều trị
Alfred
Spears, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International
(Bangkok,Thái Lan) cho biết, việc điều trị dị ứng do ánh nắng thường bao
gồm các loại thuốc có chứa corticoid ở cả dạng bôi da và dạng uống. Bên
cạnh đó, một số loại thuốc kháng histamine cũng có thể được đưa vào
điều trị để hạn chế hoạt động của hệ miễn dịch. Các chuyên gia y khoa
cũng đề xuất phương pháp chiếu tia cực tím ở vùng da nhạy cảm để chúng
quen với việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Phòng tránh
Để
phòng tránh hiện tượng dị ứng ánh nắng hiệu quả, bạn cần thay đổi nhiều
thói quen thường ngày. Theo Abraham Theodore, tiến sĩ y khoa chuyên
khoa da liễu tại trung tâm Carrington Farms thuộc Bệnh viện Y học nhiệt
đới London (Anh), đi đầu trong những thay đổi này có thể kể đến là việc
thường xuyên mang theo kem chống nắng và kính râm mỗi khi ra ngoài.
Những
phụ kiện hỗ trợ này sẽ giúp giảm thiểu tác động của ánh nắng lên da
bạn. Nếu có thể hãy trang bị cho mình một chiếc ô, chúng sẽ bảo vệ làn
da của bạn một cách toàn diện nhất. Khi gặp những vấn đề về da, hãy
nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa để được chẩn
đoán và điều trị sớm nhất.
Theo Hồng Quân / Trí Thức Trẻ

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

7 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago