Những bé trai thường được các bậc cha mẹ giáo dục theo hướng phải trở thành người đàn ông cứng rắn, ít biểu lộ cảm xúc… Tuy nhiên đấy lại là những sai lầm khiến các bé không được phát triển một cách tự nhiên, ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm sinh lý của bé sau này.
Dạy trẻ không được sợ hãi
Không chỉ riêng bé gái, các bé trai cũng có những nỗi sợ của mình. Thay vì bảo con: “Chẳng có gì phải sợ cả”, bạn hãy hỏi con để nói nhiều hơn về những điều bé đang căng thẳng, lo lắng.
Hãy là một người biết lắng nghe những nỗi sợ của con trẻ và giải thích với con rằng: “Người can đảm không phải là người không bao giờ sợ gì mà là người biết sợ nhưng sẽ đương đầu và tìm cách vượt qua”. Điều này sẽ giúp bé biết đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống sau này.
Ảnh minh họa |
Buộc trẻ phải cứng rắn khi biểu lộ cảm xúc
Các bà mẹ thường nói với con trai mình rằng: “Con trai thì không được khóc” trong khi các bé trai cũng trải qua đủ các cung bậc cảm xúc của con người. Nếu chúng ta buộc trẻ phải giấu cảm xúc và tỏ ra cứng rắn khi buồn thì là một sự thiệt thòi lớn đối với tuổi thơ của bé. Không những thế, nó có thể gây những cảm xúc tiêu cực, ức chế sau này.
Vì vậy, đừng phân biệt trai gái gì cả, hãy tạo cho con bạn được thể hiện cảm xúc một cách thoải mái nhất. Vì vậy, hãy dạy con trai thật nhiều từ ngữ thể hiện các cảm xúc như: buồn, sốt ruột, xấu hổ, tự hào, lo sợ, bối rối, yêu thương, khao khát, can đảm, bất an để bé miêu tả cảm xúc của chính mình.
Tạo áp lực buộc trẻ chơi giỏi thể thao
Đúng là con trai thường hay chơi thể thao nhưng không có nghĩa con bạn cũng sẽ yêu thích thể thao. Hãy lắng nghe điều con bạn mong muốn! Nếu con bạn thích đào hố trong vườn, cứ để bé thực hiện. Nếu bé thích nhảy dây, leo trèo, đu quay, hãy để bé được tự do vui chơi.
Bạn có thể hướng cho con học một môn thể thao đồng đội khi còn nhỏ nhưng không được ép buộc và bé cũng không cần phải xuất sắc trong môn thể thao đó. Ai cũng sẽ vô cùng tự hào khi con mình ghi bàn trong một trận bóng hay giành giải trong môn thi đấu nào đó. Nhưng bạn cũng nên thể hiện sự hãnh diện khi thấy các con cố gắng và đạt được mục tiêu nào đó mà không nhất thiết phải theo chiều hướng giành chiến thắng.
Cho trẻ nghe câu đùa có liên quan đến “cậu nhỏ”
Những quan niệm cho rằng đàn ông là phải gánh vác gia đình, có cơ bắp và “cậu nhỏ” to là rất quan trọng,… dù đấy là câu nói đùa cũng không nên để trẻ nghe thấy vì sẽ khiến trẻ xấu hổ, tự ti về cơ thể mình.
Trêu đùa về cơ quan sinh dục của người khác cũng là một việc khiếm nhầm các bậc cha mẹ không nên phạm phải để làm gương cho trẻ sau này. Trẻ em rất dễ tiếp thu, có thể bé sẽ bắt chước câu nói ấy để trêu đùa bạn mình hay người khác, lúc ấy sẽ gây ra những hậu quả không lường trước được.
Ngừng ôm và vỗ về khi trẻ dậy thì
Bạn nghĩ rằng khi trẻ đã vào tuổi dậy thì, bố mẹ không nên ôm con nữa, đặc biệt là bé trai càng để cho chúng thích nghi tính tự lập? Tuy rằng trẻ chẳng còn làm mặt xấu dễ thương hay lúc nào cũng thích nũng nịu với mẹ nữa, nhưng những cái ôm ấp đầy yêu thương là nhu cầu cơ bản với nhiều người, đặc biệt trong độ tuổi dậy thì với nhiều biến đổi về tâm sinh lý.
Các bé có thể đẩy bạn ra khi bạn đến ôm con nhưng điều quan trọng là, sâu thẳm bên trong, trẻ biết bạn vẫn luôn sẵn sàng khi các con cần được yêu thương và bày tỏ tình yêu đó.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…