Thói quen đánh răng quá nhanh hay bỏ sót những vị trí sau khiến khoang miệng không được làm sạch kĩ. Điều này có thể gây tích tụ vi khuẩn, hơi thở có mùi hay các vấn đề răng miệng khác đấy!
Lưỡi
Không chỉ đánh răng thôi là đã loại bỏ sạch hết vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Lưỡi là nơi chứa nhiều cặn thức ăn sót lại và dễ làm vi khuẩn sinh sôi do không được làm sạch. Không thường xuyên vệ sinh chúng còn khiến hơi thở có mùi khó chịu và dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng hơn.
Mặt sau của mỗi bàn chải đánh răng cũng có thiết kế để vệ sinh lưỡi hoặc bạn cũng có thể dùng dụng cụ cạo lưỡi sẽ dễ dàng và loại sạch mảng bám tốt hơn. Việc làm này sẽ đánh bay tình trạng hơi thở có mùi, giảm đáng kể vi khuẩn và không làm ảnh hưởng đến việc ăn uống nữa. Do đó, ngoài việc chú ý chải răng sao cho đúng cách thì chúng ta cũng đừng quên làm sạch cả lưỡi nữa nhé!
Cách vệ sinh lưỡi:
Dễ nhất là tận dụng bàn chải đánh răng, thông thường bàn chải của bạn đã được thiết kế để làm sạch lưỡi rồi.Hãy thoa một ít kem đánh răng lên bài chải và chải lưỡi nhẹ nhàng theo chiều ngang như hình:
Răng hàm phía trong
Việc chải răng nhanh chóng hoặc chỉ chải quanh những vị trí phía ngoài mà quên đi răng hàm phía trong là một thói quen xấu. Khi đó, cả hàm răng sẽ không được làm sạch hoàn toàn khiến mảng bám vẫn tích tụ ở phía trong và tạo vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ sinh sôi và gây ra những vấn đề răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, hơi thở có mùi,…
Bạn nên chọn một chiếc bàn chải có lông mềm và thon gọn để dễ dàng đưa vào sâu bên trong và vệ sinh được hết toàn bộ hàm răng. Việc súc miệng sau khi đánh răng cũng góp phần loại bỏ thêm những mảng bám còn sót lại nữa đấy!
Nướu
Một trong những căn bệnh do vệ sinh răng miệng kém đó chính là viêm nướu. Nguyên nhân của chúng là do mảng bám của thức ăn không được làm sạch và hình thành cao răng. Ở môi trường này, vi khuẩn sẽ trú ngụ và gây viêm, thậm chí còn tạo mủ trong nướu.
Để tránh gây ra tình trạng này, chúng ta cần lưu ý chải răng đều hết các bề mặt răng đặc biệt là phần răng gần sát lợi. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ sạch các mảng bám để tránh chúng sót lại tạo thành cao răng và gây viêm nhiễm. Bạn có thể tận dụng mặt sau của bàn chải để làm sạch nứu như thế này:
Lợi, họng và phần mềm bên trong khoang miệng
Những vị trí này cũng hoàn toàn có thể lưu giữ vi khuẩn và dễ bị hư hại nếu vệ sinh không kĩ. Đây cũng là những nơi khó làm sạch bằng bàn chải hay các dụng cụ do rất dễ tổn thương. Để vệ sinh chúng bạn nên súc miệng bằng nước muối loãng và súc họng sau mỗi khi đánh răng là tốt nhất.
Chú ý để vệ sinh răng miệng tốt hơn:
– Hạn chế dùng tăm để xỉa răng vì chúng dễ gây tổn thương nướu và làm thưa kẽ răng.
– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám nhanh và an toàn hơn.
– Lựa chọn bàn chải mềm và dễ dàng di chuyển trên toàn bộ bề mặt răng
– Đánh răng 2-3 lần/ngày và kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn trong toàn bộ khoang miệng.
Nguồn: Kiến thức
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…