Mang thai

Những nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi khi thai phụ bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là 1 hội chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể, dẫn đến tăng lượng đường huyết do không sản xuất  insulin hoặc sản xuất insulin không đủ, hoặc giảm tác dụng sinh học của insulin lên tế bào đích hoặc phối hợp cả 2 yếu tố  trên.

Insulin là nội tiết tố do các tế bào β của đảo tụy tiết ra, có chức năng giúp gan cất giữ lượng đường dư, giúp các tế bào có thể sử dụng được chất đường do đó làm giảm lượng đường huyết sau các bữa ăn.

– Đối với những  thai phụ có đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dl (7.0 mmol/l) hoặc đường huyết bất kỳ  ≥ 200mg/dl (11mmol/l) là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, không cần làm nghiệm pháp dung nạp đường

Đối với sức khỏe của mẹ bầu:

Dễ xảy ra tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường.

Thai nhi to nên khi sinh dễ gây chấn thương cho mẹ như: gãy xương đòn, trật khớp….

Có nguy cơ bị băng huyết sau sinh.

Do thai to nên có tỉ lệ mổ lấy thai sẽ cao hơn là sinh thường.

Xảy ra tình trạng sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.

Đối với sức khỏe của thai nhi

Do sản phụ không kiểm soát tốt lượng đường trong máu nên sẽ làm tăng lượng đường ở cơ thể thai nhi. Thai nhi phát triển nhanh hơn bình thường trong cơ thể mẹ, dễ dẫn đến béo phì sau này.

Thai nhi có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch…

Thai nhi có khả năng bị dị dạng

Trẻ bị suy hô hấp cấp do insulin tăng làm phổi bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ tử vong chu sinh sẽ tăng cao từ 2 – 5 lần so với bình thường.

Trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết và tụt canxi.

Những thai phụ nào cần làm nghiệm pháp dung nạp đường?

– Đối với những  thai phụ có đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dl (7.0 mmol/l) hoặc đường huyết bất kỳ  ≥ 200mg/dl (11mmol/l) là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, không cần làm nghiệm pháp dung nạp đường

– ≥ 25 tuổi.

– Đối với những thai phụ <  25 tuổi có 1 trong những yếu tố nguy cơ sau:

+ Tiền sử tiểu đường thai kỳ

+ Tiền sử sanh con ≥ 4000g

+ Cân nặng người mẹ lúc mới chào đời > 4000g.

+ Tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do.

+ Có dùng thuốc corticosteroid.

+ Chỉ số khối cơ thể trước mang thai (BMI)> 25.

BMI = Cân nặng (Kg)/ chiều cao 2  (m2).

Thai phụ cần nhịn đói, không uống các chất có vị ngọt trong vòng 6 giờ trước khi xét nghiệm (XN). Bác sĩ sẽ lấy máu tĩnh mạch của thai phụ để XN đường huyết 3 lần.

Những nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi khi thai phụ bị tiểu đường

Bài liên quan: Kiểm soát bệnh tiểu đường trong thai kỳ thế nào cho đúng

Yhocvn.net.

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 day ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago