Vitamin B6 vẫn được biết đến như một loại thuốc bổ. Khi bị thiếu vitamin B6, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, và tình trạng khô nứt môi. Vì vậy, khi bị thiếu hụt do dinh dưỡng, hoặc nhu cầu cơ thể tăng, cần bổ sung thêm vitamin B6. Vậy cơ chế tác dụng của vitamin B6 thế nào? Và bổ sung vitamin B6 liều cao có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Vitamin B6 (pyridoxine) là một loại vitamin nhóm B, hoạt động như một coenzym giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate. Vitamin B6 tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và sự bài tiết của tuyến thượng thận. Vitamin này còn cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định; giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì chức năng não khỏe mạnh.
Vitamin B6 được chỉ định dùng trong những bệnh xơ vữa động mạch, viêm dây thần kinh ngoại vi, suy nhược cơ thể, viêm dây thần kinh thị giác do rượu, viêm thần kinh thính giác do thuốc chống lao…
Vitamin B6 được tổng hợp từ phẩm nào?
Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm, dễ tan trong nước, mất tác dụng khi nấu thức ăn ở nhiệt độ cao. Chúng ta nên bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm. Những thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm: chuối, đậu đỏ, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, thịt bò nạc, pho mát, súp lơ, cà rốt, cải bắp, rau bina, đậu nành, đậu phộng, trứng… Để vitamin B6 không bị mất đi, sản phẩm hoa quả, thịt tươi sống cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh; sữa và ngũ cốc nên để nơi thoáng mát, khô ráo, không ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Cơ thể cần bao nhiêu vitamin B6?
Tuy chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với cơ thể. Ở trẻ em, nhu cầu hàng ngày khoảng 0,3 – 2mg, người lớn từ 1,6 – 2mg và người mang thai hoặc cho con bú là 2,1 – 2,2mg. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày đầy đủ thì hiếm gặp tình trạng thiếu hụt vitamin B6, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc rối loạn do thuốc gây nên (dùng thuốc chống lao isoniazid hoặc uống thuốc tránh thai…).
Những người cần bổ sung vitamin B6
– Bệnh đường ruột (như tiêu chảy, viêm ruột), kém hấp thu liên quan đến bệnh về gan – mật cần phải bổ sung vitamin B6.
– Phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em chậm lớn, người già, khi ăn nhiều protein, vận động viên tập luyện, ăn mất ngon, uể oải, mất ngủ, uồn nôn.
– Những người rụng lông tóc, thiếu máu nhược sắc, cơ thể dễ bị kích thích, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh, tổn thương niêm mạc miệng, viêm lưỡi, viêm da, tăng tiết bã nhờn, nhiễm độc thai nghén, bỏng nặng, cắt dạ dày, cường giáp, nhiễm khuẩn, suy tim sung huyết, sốt kéo dài, nhiễm khuẩn nặng, nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc thường xuyên phải ngửi khói thuốc. Các trường hợp: viêm thần kinh thị giác do rượu, viêm thần kinh ngoại vi, xơ gan, Hội chứng urê huyết, bị bỏng, lọc máu
– Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: rối loạn hấp thu, có những trường hợp phải bổ sung vitamin B6 suốt đời (trẻ em bị co giật do lệ thuộc pyridoxin. Người thiếu máu nguyên bào sắt di truyền).
– Rối loạn do thuốc: thuốc tránh thai uống cho nữ. Vitamin B6 điều trị ngộ độc isoniazid (bị co giật hoặc hôn mê); hoặc ngộ độc penicilamin, quá liều cycloserin, ngộ độc hydralazin cấp.
Tác dụng của vitamin B6 trong điều trị
– Vitamin B6 dùng hỗ trợ điều trị ngộ độc cấp do nấm thuộc chi Giromitra (để chống các tác hại trên thần kinh như co giật, hôn mê); hỗ trợ điều trị đau do thần kinh (kết hợp B1, B6 và B12 liều cao dạng tiêm).
– Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson.
Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc.
Khuyến cáo khi bổ sung vitamin B6 quá liều
Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin B6 quá liều cũng gây ra độc tính. Các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như buồn nôn, nôn (ít gặp). Ở người lớn, việc bổ sung vitamin B6 quá 100mg mỗi ngày sẽ dẫn đến nguy cơ tổn hại thần kinh. Khi dùng liều cao (200 mg/ngày) và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay, mất cảm giác. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, nhưng ít nhiều vẫn để lại di chứng. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh dùng liều cao vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi hay trẻ sơ sinh.
Những người cần bổ sung vitamin B6 và những khuyến cáo khi sử dụng
Bài liên quan: Vitamin B1 với công dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…