Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương.
Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.
Nếu bạn bị viêm xoang hay bất cứ loại bệnh hô hấp nào, bạn đều nên bỏ qua dưa chuột trong thực đơn.
Các hiệu ứng làm mát của loại rau củ này có thể khiến các biểu hiện bệnh của bạn thêm trầm trọng.
Tiêu thụ dưa chuột ở mức cho phép hoàn toàn an toàn với thai phụ nhưng nếu ăn quá nhiều dưa chuột sẽ khiến các bà bầu cảm giác khó thở, cồng kềnh bởi nguồn cung chất xơ quá dồi dào.
Một nghiên cứu khác thậm chí còn nêu rõ tiêu thụ quá nhiều dưa chuột còn có khả năng đe dọa tính mạng của bạn.
Hạt dưa chuột có chứa cucurbitin, một hoạt chất gây lợi tiểu.
Ở mức độ vừa phải, bản chất gây tiểu nhẹ có thể rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ lượng dưa chuột quá lớn, cơ thể bạn nhiều khả năng sẽ phải “giải phóng” một lượng nước lớn, gây mất nước, cản trở sự cân bằng điện phân.
Vitamin C là yếu tố thúc đẩy hệ thống miễn dịch vô cùng hiệu quả, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các biểu hiện của bệnh cảm cúm và còi xương đồng thời là chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức giới hạn vitamin lại gây tác dụng ngược, chống lại bản chất chống oxy hóa, gây sự phát triển và lây lan của các gốc tự do.
Vitamin C có rất nhiều trong dưa chuột, vì vậy khi nạp lượng vitamin C quá lớn từ dưa chuột, bạn đang tạo điều kiện cho các gốc tự do “đi lang thang”, gây nguy cơ ung thư, mụn trứng cá, lão hóa sớm…
Dưa chuột cũng là nguồn cung kali dồi dào. Tăng kali máu là mọt dạng triệu chứng bệnh lý phát sinh do sự hiện diện của hàm lượng kali cao trong cơ thể, dẫn tới đầy hơi, đau bụng.
Theo thời gian, các chức năng của thận cũng bị suy giảm một cách đáng kể. Thành phần dưa chuột có tới hơn 90% là nước.
Nếu lượng nước trong cơ thể cao hơn khối lượng ròng ủa máu, nó sẽ gây sức ép lên các mạch máu và tim.
Hậu quả là tim và các mạch máu của bạn sẽ phải chịu thiệt thòi ngoài mong muốn.
Sự hiện diện quá mức của nước trong cơ thể cũng dễ tạo sự mất cân bằng chất điện giải trong máu, gây hiện tượng thẩm thấu trong tế bào. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng nhức đầu và khó thở.
Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng khi ăn nhiều dưa chuột. Dị ứng dưa chuột thường xuất hiện ở khoang miệng, với các triệu chứng như ngứa và sưng trong miệng.
Nếu bị dị ứng dưa chuột, bạn có thể khắc phục bằng cách nấu ăn thay vì ăn sống.
Đầy bụng: Trong dưa chuột có một hợp chất được gọi là cucurbitacin. Hợp chất này nếu được hấp thụ nhiều vào cơ thể có thể dẫn đến chứng khó tiêu và đầy bụng.
Trong dưa chuột có thể có sự hiện diện của các độc tố như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic.
Các nghiên cứu đã chứng minh đây là những yếu tố kích hoạt vị đắng trong một số loại rau củ, trong đó có dưa chuột.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…