Biết được sự thật về căn bệnh ung thưlà cách để bạn tự bảo vệ mình tốt hơn, cũng như lựa chọn được phương án chữa trị phù hợp trong trường hợp không may mắc bệnh.
Ung thư là một trong số những từ đáng sợ nhất mà một người muốn nghe, thậm chí cho đến bây giờ, nó vẫn là nỗi ám ảnh của mọi nhà. Có lẽ đó là lý do có nhiều tin đồn cũng như lầm tưởng về căn bệnh này vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, những niềm tin sai lầm này, một số đến từ nguồn thông tin truyền miệng không chính thống, một số đến từ sự ám ảnh sợ hãi bên trong, lại không có tác dụng gì ngoài việc gia tăng lo lắng.
Dù nguồn gốc là gì thì những hiểu lầm tai hại về ung thư này đều có thể gây ra những tác hại lớn khi nó được lan truyền. Nó có thể làm bạn bối rối trong việc tự bảo vệ mình chống lại các nguyên nhân gây ung thư, thay vì giúp bạn tập trung và những thứ thực sự là nguyên nhân của căn bệnh đáng sợ này. Và chúng có thể làm ảnh hưởng đến cơ hội chiến đấu và chiến thắng căn bệnh ung thư của người bệnh bằng cách tạo ra cảm giác tuyệt vọng hoặc lôi kéo họ theo đuổi các biện pháp chữa trị chưa được khoa học chứng minh.
Dưới đây là 8 lầm tưởng thường gặp và sự thật về chúng, theo các chuyên gia:
1. Nguy cơ chết vì ung thư tăng lên mỗi năm
Ngày càng có nhiều người mắc ung thư nhưng những tiến bộ khoa học đã đạt được những bước tiến mới cũng như cải thiện được chất lượng cuộc sống nói chung của bệnh nhân ung thư. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm ở tất cả các loại ung thư đã cho thấy một sự cải thiện đều đặn trong 3 thập kỷ qua, và hơn 60% người được chẩn đoán mắc ung thư vẫn còn sống sau 5 năm được chẩn đoán mắc ung thư. Tỉ lệ người chết vì ung thưsuy giảm một cáchđều đặn, ngay cả khi dân số đang tiếp tục tăng lên.
2. Bạn có nhiều khả năng mắc ung thư phổi do ô nhiễm không khí đô thị hơn là do thuốc lá
Trên thực tế, hít thở không khí ở một thành phố ô nhiễm có nguy cơ bị mắc ung thư phổi ít hơn nhiều so với việc hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải hút khói thuốc lá thụ động do người khác nhả ra. Các con số đã nói lên tất cả: Gần 9 trên 10 bệnh nhân ung thư phổi, khoảng 87%, là do hút thuốc hay tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.
3. Sử dụng một số sản phẩm dầu gội, chất khử mùi hoặc đồ dùng vệ sinh cá nhân có thể tăng nguy cơ bị ung thư vú
Tin đồn này cho rằng các chất độc hại trong các sản phẩm này được hấp thu qua da hoặc đi vào cơ thể thông qua vết xước. Tuy nhiên trên thực tế chưa có nghiên cứu nào tìm ra bằng chứng thuyết phục về lý thuyết này, bao gồm ít nhất một nghiên cứu dịch tễ học trực tiếp so sánh phụ nữ khỏe mạnh và phụ nữ bị ung thư vú để tìm ra mối liên hệ giữa sức khỏe và thói quen vệ sinh của họ.
4. Điện thoại di động gây ung thư não
Cũng như trường hợp ở trên, hiện vẫn chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào khẳng định việc tiếp xúc với trường điện từ phát ra từ điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử cá nhân khác có thể gây ung thư.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy người sử dụng điện thoại di động không có nguy cơ cao với một số loại ung thư khác nhau, ngay cả khi họ đã sử dụng điện thoại trong thời gian một thập kỷ hoặc hơn thế. Nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành nhưng cho đến nay, nguy cơ này vẫn được cho là cực kỳ thấp.
5. Nước có chất flo làm tăng nguy cơ ung thư
Tin đồn về flo trong nước uống gây ung thư đã được lan truyền trong nhiều thập kỷ, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào thuyết phục về quan niệm này. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và cũng không tìm ra bằng chứng đáng kể nào về việc gia tăng nguy cơ ung thư ở những người uống nước có flo.
6. Có một cách chữa trị ung thư ở đâu đó nhưng các cơ sở y tế đang giấu diếm
Những người nghiên cứu và phát triển phương pháp điều trị ung thư là những người mong muốn hơn cả tìm ra câu trả lời cho căn bệnh này. Và không có lý do gì để họ phải giấu diếm nếu tìm ra cách chữa bệnh. Hơn thế nữa, ý tưởng về một phương thuốc duy nhất có tác dụng kỳ diệu chữa khỏi tất cả bệnh ung thư là một hiểu lầm tai hại, khi có rất nhiều loại ung thư với các cách phản ứng khác nhau với từng phương pháp điều trị.
7. Ung thư luôn là một căn bệnh đau đớn, vì vậy nếu bạn khôngcảm thấy đau đớn ở đâu nghĩa là bạn không bị ung thư
Nhiều dạng ung thư gây ra rất ít đau đớn, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Đó là lý do bạn cần phải chú ý vào các dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn đầu ung thư. Các phương pháp nội soi, siêu âm, chiếu chụp được khuyến cáo cho các bệnh nhân nghi bị ung thư cổ tử cung, ung thư vú và ruột kết.
8. Nếu bố mẹ bạn bị ung thư, bạn cũng có thể mắc nó một ngày nào đó
Trong khi nguy cơ mắc bệnh phụ thuộc vào loại ung thư, tiền sử bệnh của gia đình thì nó cũng không đồng nghĩa là bạn sẽ tự động mắc bệnh này như một sự di truyền từ cha mẹ. Một số dạng ung thư như ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư đại trực tràng có thể di truyền cho thế hệ tiếp theo với chỉ từ 5-10%.
Hãy trang bị cho mình kiến thức bằng sự thật thay vì những hiểu lầm từ tin đồn. Đó là cách tốt nhất để chống lại mọi loại ung thư.
Dương Thùy
Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:
Tòa soạn Emdep.vn
Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội
Điện thoại: 0437959783
Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn
Hotline:0914926900
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…