Categories: Sức khoẻ

Những hình ảnh ấn tượng về trái tim dưới kính hiển vi

Những bức ảnh được đánh giá cao trong cuộc thi ảnh năm 2017 do Quỹ Tim mạch Anh (BHF) phát động vừa được công bố hôm 18/8.

Bức ảnh đạt giải nhất do ban giám khảo bình chọn năm nay là của Fraser Macrae, nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds (Anh). Bức ảnh được Macrae chụp qua kính hiển vi điện tử, phóng đại 5.000 lần cho thấy một tế bào hồng cầu có hình trái tim bị mắc kẹt trong các sợi tơ huyết của một cục máu đông. Fraser Macrae cho biết anh phát hiện tế bào hồng cầu này bị các sợi tơ huyết đè ép thành hình trái tim trong khi đang nghiên cứu cấu trúc và sự hình thành các cục máu đông.

Bức ảnh đạt giải nhất do người dùng Facebook bình chọn: “Bên trong động mạch”, chụp bởi tiến sĩ Matthew Lee đến từ Đại học Strathclyde (Scotland). Bức ảnh cho thấy được lớp nội mô, một mạng lưới phức tạp của các tế bào nằm bên trong cùng của hệ thống mạch máu. Các tế bào nội mô (thể hiện bằng màu tím trong hình) hoạt động như một mạng lưới liên kết, giống như một hệ thống viễn thông hiện đại, để phát hiện và truyền tín hiệu. Tiến sĩ Mathew Lee và các đồng nghiệp của ông đã phát triển một hệ thống hình ảnh mới để mô phỏng lại các tín hiệu được gửi từ bên trong động mạch.

“Hoa trong trái tim”, tác giả tiến sĩ Nicoletta Surdo – Đại học Oxford. Đây được coi là bức ảnh ấn tượng nhất trong năm nay. Trong hình là các sợi cơ tim của một con chuột co lại tạo thành một bông hoa hồng dưới kính hiển vi. Cuộc thi ảnh được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005, nhằm tôn vinh những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tim mạch do BHF tài trợ. Tất cả bức ảnh tham gia được chụp bằng kính hiển vi điện tử tối tân nhất hiện nay, đem đến cho mọi người một góc nhìn khác về quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.

“Cơn bão”, tác giả tiến sĩ Tamara Gibri – Đại học Queen Mary London. Bức ảnh cho thấy hệ thống miễn dịch đang hoạt động trong cơ bắp. Khi các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể (nhiễm trùng cấp), các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính (hiển thị bằng màu hồng) sẽ xuất hiện trong máu, phá vỡ thành mạch máu (xanh dương và xanh lá cây) để tiêu diệt các vi sinh vật này.

Hình ảnh này cho thấy mạng lưới mạch máu dày đặc trong trái tim của loài cá ngựa vằn trưởng thành. Bức ảnh được chụp bởi tiến sĩ Yujie Yang của Đại học Edinburgh (Scotland). Giải thưởng của cuộc thi sẽ do các thành viên ban giám khảo đánh giá và trao tặng. Riêng năm nay, lần đầu tiên cuộc thi đưa vào thêm giải thưởng do người dùng bình chọn thông qua trang Facebook của BHF.

Hình ảnh do tiến sĩ Marcela Rosas, Đại học Cardiff, cho thấy một nguyên bào sợi (fibroblast) trong môi trường nuôi cấy. Fibroblast là loại tế bào phổ biến nhất trong mô liên kết , có dạng hình sao, chúng tham gia vào quá trình hình thành sẹo và hàn gắn vết thương.

Hình ảnh này được tiến sĩ Simon Wilson của Đại học Edinburgh chụp cho thấy một cục máu đông hình thành trong mạch máu của một người khỏe mạnh. Tiểu cầu (xanh lá cây) chiếm phần lớn trong các cục máu đông với các sợi tơ huyết (màu đỏ) gắn vào thành mạch máu.

Một hình ảnh phản chiếu của ty thể được trong phôi chuột có hình dạng của một con bướm. Hình ảnh được chụp bởi tiến sĩ Nicoletta Surdo thuộc Đại học Oxford.

“Trái tim trong tim”. Một mặt cắt ngang mạch máu của một con chuột có hình dạng giống một trái tim. Bức ảnh được tiến sĩ Sean Davidson thuộc University College London chụp được khi tiến hành nghiên cứu quá trình truyền tín hiệu để bảo vệ tim và các mạch máu khỏi những tổn thương.

Minh Hải
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

18 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago