Mặc dù nha đam (lô hội) có nhiều tác dụng, lành tính nhưng có một số đối tượng nên thận trọng khi dùng hoặc không quá lạm dụng vì có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Trên Vnexpress, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Thị Đẹp, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết những người bị yếu dạ dày, ruột và phụ nữ có thai không nên dùng.
Nha đam có nhiều tác dụng nhưng một số đối tượng không nên dùng như những người bị tiểu đường. Ảnh Internet |
Theo Tiền Phong dẫn nguồn Sức khỏe & Gia Đình nêu ra những đối tượng cần nói “không” với nha đam gồm:
Bệnh nhân tiểu đường
Nếu bạn bị đái tháo đường thì không nên sử dụng lô hội vì nó có tác dụng giảm đường huyết sẽ làm rối loạn nhịp tim, rối loạn chỉ số đường huyết làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn hoặc có thể gây ra một vài biến trứng như hôn mê, lú lẫn…
Bệnh nhân tim mạch
Những người bệnh nhân tim mạch hoặc đang sử dụng các loại thuốc chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp tim cũng không nên dùng các sản phẩm từ cây lô hội vì nó sẽ làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tiêu chảy, giảm hiệu quả của thuốc và gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
Người mắc bệnh trĩ
Khi dùng lô hội nhất là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng. Chất aloin có trong nhựa cây sẽ làm cho niêm mặc ruốt co bóp mạnh hơn, làm bệnh phát triển nặng hơn.
Người mắc bệnh suy gan, thận
Không nên dùng lô hội quá nhiều hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khích thích các hoạt động của hệ hô hấp, làm cho gan, thận của người bệnh phải hoạt động co bóp, đào thải nhiều hơn, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khiến bệnh tăng lên.
Theo tài liệu “Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi: Thành phần chủ yếu trong cây lô hội là chất aloin (chiếm tới 16-20%) có tác dụng tẩy vị đắng. Nếu sử dụng ở liều cao, chất aloin này có thể làm co bóp, chống táo giống như thuốc sổ nên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận.
Đặc biệt, với phụ nữ mang thai aloin sẽ làm cổ tử cung sản phụ co bóp mạnh gây sảy thai, sinh non hoặc sinh con dị dạng. Đối với trẻ nhỏ chất aloin này có thể gây hậu quả như rối loạn tiêu hóa, làm tim đập nhanh, hồi hộp lâu ngày có thể gây hoang tưởng hoặc mặc bệnh hay lo sợ, nhút nhát.
Trên Dân Trí, theo DS Lê Kim Phụng, Giảng viên khoa y học cổ truyền ĐH Y dược TPHCM, nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Dã Quỳ (tổng hợp)
Video có thể bạn quan tâm
Vụ ‘mất lá lách’ ở Hà Tĩnh: Bệnh viện siêu âm lại ‘Lá lách vẫn nguyên vẹn’
Nguồn: Tinmoi
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…