Bắt mạch các giai đoạn cảm nắng
Tín hiệu báo động có thể bị cảm nắng
Trong môi trường nhiệt độ cao, bạn sẽ dễ xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đau đầu, chóng mặt, miệng khát, đổ mồ hôi nhiều, tứ chi đau nhức uể oải, mất tập trung, cử động khó khăn.
Tuy nhiên lúc này thân nhiệt vẫn có thể ở mức bình thường hoặc chỉ tăng lên đôi chút không đáng kể. Nếu kịp thời cải thiện môi trường sao cho mát mẻ và thoáng khí hơn, đồng thời bổ sung nước và muối khoáng thì trong thời gian ngắn có thể tự hồi phục.
Cảm nắng mới ở mức độ nhẹ
Lúc này nghĩa là bạn đã thật sự bị cảm nắng, thân nhiệt thường ở mức 38oC trở lên. Ngoài các biểu hiện như chóng mặt, khô họng thì còn kèm theo sắc mặt đỏ bừng, đổ mồ hôi quá mức, sờ vào da thấy rất nóng.
Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại với các biểu hiện như tay chân ẩm ướt và lạnh, sắc mặt trắng nhợt, huyết áp hạ, mạch đập nhanh. Nếu nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp vẫn có thể thuyên giảm từ từ sau vài tiếng đồng hồ.
Cảm nắng ở mức độ nặng
Ngoài các triệu chứng ban đầu như trên, bạn sẽ bị những cơn sốt hành hạ nghiêm trọng hơn, cả người mệt mỏi như không còn sức lực, trường hợp nặng có thể dẫn đến mê man, nguy hiểm đến cả tính mạng. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán cụ thể và điều trị tích cực.
Đối tượng nào dễ bị cảm nắng “ghé thăm”
Bất cứ ai cũng có thể bị cảm nắng nếu như không có thói quen sinh hoạt khoa học và biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, nhất là trong mùa hè oi bức lại mưa nhiều. Tuy vậy, những người thuộc nhóm đối tượng sau đây càng có nguy cơ cảm nắng nhiều hơn.
Người có tố chất kém hoặc đang mắc bệnh nào đó rất dễ bị cảm nắng hành hạ. Do cơ thể suy nhược, các chức năng nội tạng bên trong đều yếu, khả năng tản nhiệt gặp trở ngại cùng với hệ miễn dịch kém khiến sức phòng ngừa cảm nắng xâm nhập cũng yếu đi.
Sản phụ trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh do thể lực bị tiêu hao rất lớn, cơ thể suy nhược hoàn toàn, nếu môi trường sống không thoáng khí, nhiệt độ nóng bức trong phòng rất dễ cảm nắng.
Trẻ nhỏ do các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, chức năng điều tiết thân nhiệt kém, mỡ dưới da lại khá nhiều gây bất lợi cho quá trình tản nhiệt, vì vậy đây cũng là đối tượng dễ cảm nắng.
Người mắc bệnh tim mạch khi gặp thời tiết oi bức sẽ khiến thần kinh giao cảm hưng phấn mạnh, tăng thêm gánh nặng cho các mạch máu ở tim, nhiệt lượng trong cơ thể không được tản ra kịp thời nên tích tụ lại gây ra cảm nắng.
Cơ thể của người bị tiểu đường có phản ứng rất chậm với sự thay đổi nhiệt độ môi trường. Do đó, khi nhiệt lượng đã tích tụ nhiều trong cơ thể nhưng cảm giác của họ lại khá muộn nên không kịp thời phát hiện và xử lý triệu chứng cảm nắng ban đầu.
Người bị thiếu dinh dưỡng thường có huyết áp thấp, dẫn đến sự co rút mạch máu do tính phản xạ nên họ thường bị chứng tiêu chảy tái phát thường xuyên, khiến cho cơ thể dễ mát nước và rối loạn chất điện giải, gây ra cảm nắng.
Người ít uống nước sẽ gặp khó khăn trong việc tiết mồ hôi tản nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần bổ sung đủ nước với nước ấm chứ không phải nước lạnh hay nước đá.
Người không đổ mồ hôi có thể bẩm sinh do tuyến mồ hôi không phát triển hoàn thiện hoặc sử dụng thuốc có tính ức chế thải mồ hôi khiến quá trình tản nhiệt mất cân bằng, dễ cảm nắng.
Người không biết kiểm soát cảm xúc thường có lòng hiếu thắng, áp lực lớn, dễ nổi nóng cũng khiến hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị cảm nắng tấn công.
Người ngủ không đủ giấc hoặc thường xuyên thức đêm khiến chức năng tim và phổi suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình tiết mồ hôi và vận chuyển máu trong cơ thể.
Người béo phì do mỡ dưới da khá dày nên khó tản nhiệt trong cơ thể.
Người vận động mạnh sẽ làm tăng nhiệt lượng sản sinh, đặc biệt nếu là người có nhiều cơ bắp thì lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể càng nhiều, dễ bị cảm nắng.
Mẹo sơ cứu tại nhà để khắc phục cơn cảm nắng
Nhanh chóng di chuyển đến môi trường thoáng mát, đồng thời kê gối cao ở phần đầu, cởi bớt quần áo trên người để giúp hô hấp và tản nhiệt thuận lợi hơn.
Có thể dùng khăn lạnh chườm lên trán hoặc dùng gối nước, nệm nước kê thêm ở dưới chân.
Massage nhẹ nhàng ở tứ chi để giúp mạch máu giãn nở, thúc đẩy tuần hoàn máu và tản nhiệt cơ thể.
Nếu thân nhiệt lên cao đến 45oC, có thể dùng phương pháp ngâm mình trong nước khoảng 18oC, mực nước ngâm không ngập quá đầu ngực là vừa. Tuy nhiên, người già hay người suy nhược hoặc mắc bệnh tim mạch thì không nên ngâm ở nhiệt độ nước quá thấp.
Thiện Duyên – Nguồn: familydoctor, jiankang
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…