Categories: Sức khoẻ

Những điều mẹ cần tránh khi pha sữa cho trẻ

Nhiều bà mẹ đang mắc phải không ít sai lầm khi pha sữa cho con như pha quá loãng hay quá đặc. Chúng đều gây bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà mẹ nên tránh.

Hình minh họa

Pha sữa loãng hơn hay đặc hơn theo định lượng

Trẻ lười bú khiến nhiều bà mẹ sốt sắng pha sữa đặc lại để dù trẻ bú ít thì vẫn hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng như thường. Tuy nhiên, sữa quá đặc sẽ khiến trẻ khó tiêu và không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng trong sữa như các mẹ mong muốn. Thậm chí, còn khiến trẻ dễ bị táo bón, khó bài tiết được, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ.

Hoặc có nhiều bà mẹ pha sữa loãng hơn để trẻ dễ tiêu cũng là một sai lầm. Sữa loãng sẽ không cung cấp dủ dinh dưỡng cho trẻ mặc dù trẻ đã no vì lượng nước pha nhiều hơn đồng nghĩa với lượng sữa ít hơn. Ngoài ra, nó còn khiến trẻ dễ bị tiêu chảy và dẫn đến mất nước trong cơ thể.

Vì vậy, các bà mẹ nên pha sữa theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhà sản xuất sữa. Bởi tỉ lệ giữa các thành phần trong sữa cũng như nồng độ thẩm thấu trong sữa đã được nhà sản xuất tính toán và định lượng đểthuận lợi nhất cho sự tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng vào cơ thể, kể cả thành phần nước.

Trong trường hợp đặc biệt, các bà mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ khi pha sữa để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Pha sẵn một bình sữa để cho trẻ uống dần

Sữa là môi trường rất tốt để cho vi khuẩn phát triển. Trong 2 giờ, vi khuẩn sẽ sinh sản gấp 210 lần. Hơn nữa, khi trẻ ngậm núm bình sữa, nước bọt có thể lọt vào bình kèm theo vi khuẩn, khiến cho sữa càng dễ bị ôi thiu nhanh hơn.

Vì vậy, các bà mẹ tuyệt đối không nên sử dụng một bình sữa cho nhiều lần bú sẽ tự rước bệnh vào người con trẻ. Chỉ nên pha sữa vừa đủ với cữ bú của trẻ và cho bú ngay sau khi pha. Bình sữa sau khi pha chỉsử dụng từ1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình và trẻ chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.

Lưu trữ bình sữa trong tủ lạnh quá 3 tiếng

Tủ lạnh có thể giúp bảo quản sữa nhưng không nên để quá lâuhơn 3 tiếng đồng hồ. Trước khi cho trẻbú, bạn cần làm ấm lại bằng cách ngâm bình trong nước ấm khoảng 10 phút.

Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá nguội

Pha sữa với nước quá nóng hay quá nguội cũng là một sai lầm phổ biến của các bà mẹ, nhất là khi cuộc sống bận rộn. Ở nhiệt độ quá cao, những chất dinh dưỡng đáng quý trong sữa như lysin, axit folic, các vitamin nhóm B sẽ dễ bị hư hỏng và mất tác dụng.

Đồng thời, nếu pha quá vội vã mà nước chưa đủ độ nóng cần thiết thì sữa rất dễ bị vón cục. Nhiệt độ lý tưởng nhất để pha sữa cho trẻ là từ 40-60 độ C. Để tránh sữa bị vón cục, bạn nên cho sữa đã pha vào bình lắc nhiều lần đến khi sữa tan hết.

adminyhoc

Recent Posts

Mũi má ửng đỏ có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…

1 day ago

Nhận biết mùi hơi thở cảnh báo bệnh gan

Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…

1 day ago

Đốm đỏ trên mặt đề phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…

2 days ago

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

5 days ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

5 days ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

5 days ago