Đầu nhỏ không phải là căn bệnh phổ biến, do đó trước khi có dịch virus Zika, rất ít người biết đến hội chứng này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), hội chứng đầu nhỏ, hay còn gọi là hội chứng teo não, là dị tật bẩm sinh hiếm gặp khi trẻ sinh ra có chu vi đầu nhỏ hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xảy ra khi bộ não của thai nhi chưa phát triển đúng trong khi mang thai hoặc ngừng phát triển sau khi sinh. Đầu nhỏ có thể xảy ra một mình hoặc đồng thời với các dị tật bẩm sinh khác.
Trẻ mắc hội chứng đầu nhỏ có thể mắc một loạt các vấn đề khác, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Trẻ có thể bị động kinh, chậm phát triển, khuyết tật trí tuệ (giảm khả năng nhận thức với các vấn đề hàng ngày), gặp khó khăn trong việc cân bằng và đi lại, khó nuốt, mất thính lực, thị lực, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Những vấn đề này có thể dao động từ nhẹ đến nặng và trẻ phải mang dị tật suốt đời. Các nhà khoa học cho biết rất khó dự đoán những vấn đề trẻ mắc chứng đầu nhỏ có thể gặp sau khi sinh, nên những em bé này cần được theo dõi, thăm khám thường xuyên về sự tăng trưởng và phát triển của chúng.
Nguyên nhân gây chứng đầu nhỏ chưa được xác định hoàn toàn. Nhưng các nhà khoa học phát hiện một số nguyên nhân chủ yếu như:
– Thay đổi gen
– Nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai như rubella, toxoplasmosis, cytomegalovirus
– Suy dinh dưỡng nặng
– Tiếp xúc với các chất độc hại như rượu, các loại thuốc hoặc hóa chất độc hại
– Thiếu máu đến não em bé trong thời kỳ phát triển
– Thai phụ bị nhiễm virus Zika hay thủy đậu
Hiện tại, CDC vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm về các dị tật bẩm sinh như đầu nhỏ và cách ngăn chặn chúng. Nếu bạn đang mang thai hoặc muốn mang thai, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Chứng đầu nhỏ có thể được chẩn đoán trong khi mang thai hoặc sau khi em bé ra đời.
Trong khi mang thai: Chứng đầu nhỏ được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm siêu âm đo vòng đầu của trẻ sơ sinh vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.
Sau khi bé ra đời: Các bác sĩ sẽ tiến hành đo chu vi vòng đầu của trẻ và so sánh với bảng tăng trưởng tiêu chuẩn. Trẻ mắc chứng đầu nhỏ sẽ có chu vi vòng đầu nhỏ hơn, lệch 3 độ so với mức trung bình của các em bé cùng tuổi và cùng giới tính. Mật độ đo lường của trẻ cần được thực hiện cho đến khi trẻ được 2-3 tuổi.
Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra phương pháp cụ thể để điều trị hoàn toàn hội chứng đầu nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ mắc bênh, các bác sĩ có thể điều trị co giật, điều chỉnh các hành vi khác thường, giúp trẻ phát triển. Trẻ bị nhẹ cần thường xuyên thăm khám để được giám sát và tư vấn cách phát triển. Những trẻ bị nặng cần điều trị suốt cuộc đời để kiểm soát triệu chứng, đặc biệt là co giật, có thể đe dọa tính mạng. Trẻ bị chứng đầu nhỏ được điều trị bằng:
– Thuốc kiểm soát co giật, cải thiện chức năng thần kinh và cơ bắp
– Ngôn ngữ trị liệu
– Vật lý trị liệu
Phụ nữ mang thai cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin trước khi sinh; không nên uống rượu, hút thuốc; tránh xa các hóa chất; rửa tay thường xuyên và khám bệnh nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào; sử dụng thuốc chống côn trùng để ngăn ngừa muỗi.
Nếu bạn đã từng có con bị hội chứng đầu nhỏ và muốn mang thai lần nữa, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ về nguy cơ di truyền của căn bệnh này.
Phương Mai
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…