Categories: Dinh dưỡng

Những điều cần biết về dinh dưỡng trong khi mang thai

Mẹ bầu nên chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng như thế nào trong khi mang thai? Dưới đây là tư vấn của tiến sỹ, bác sỹ Taraneh Shirazian – trợ lý giáo sư Sản khoa và Phụ khoa tại Đại học Y khoa New York, đồng thời là người sáng lập của tổ chức Saving Mothers về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.

Nên tăng bao nhiêu cân?

Theo các nhà khoa học, phụ nữ có cân nặng hoặc chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường nên tăng khoảng 11,3 – 15,8kg. Phụ nữ nhẹ cân nên tăng từ 12,7 – 18,1kg trong suốt thai kỳ. Phụ nữ thừa cân nên tăng khoảng 6,8 – 11,3kg. Trong khi đó, phụ nữ béo phì nên tăng từ 4,9 – 9kg.

Phụ nữ bình thường nên tăng khoảng 11,3 – 15,8kg

Các loại thực phẩm nên ăn khi mang thai là gì?

Thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, rau muống, súp lơ xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trứng…

Măng tây cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin B6, acid folic, thiamin, chất xơ, kali… giúp điều chỉnh huyết áp.

Nếu bạn đã áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hãy ăn khoảng 1250calo mỗi ngày (khoảng 170 – 220gr thức ăn nhiều protein như trứng, thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu, phô mai, các loại hạt và sản phẩm từ sữa…)

Bạn cần khoảng 1.000mgr calci mỗi ngày (từ sữa, các sản phẩm từ sữa, súp lơ xanh, rau xanh…)

Ăn khoảng 25gr ngũ cốc nguyên hạt, 320 – 400gr trái cây và rau củ quả mỗi ngày.

Nên ăn nhiều rau củ quả để bổ dung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể

Ăn thêm cam và các loại trái cây như dâu tây, đu đủ, kiwi để bổ sung vitamin C cho cơ thể.

Nên tránh gì khi mang thai?

Hút thuốc trong khi mang thai là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong ở bà bầu và trẻ sơ sinh.

Rượu có thể đi qua nhau thai, không tốt cho thai nhi

Tránh các loại thuốc gây hại. Cần tham vấn ý kiến bác sỹ sản khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Tránh các loại nước ép, sữa chưa tiệt trùng; Cá, thịt, trứng sống vì có thể chứa vi khuẩn gây hại cho em bé.

Mẹ bầu không nên ăn cá sống

Ăn ít hơn 340gr cá mỗi tuần, tránh cá kiếm, cá kình, cá mập và vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Các loại cá và hải sản thích hợp để ăn là cá hồi, tôm, cá mòi. Cá có acid béo omega-3 tốt cho não và mắt và sự phát triển của bé.

Hạn chế uống cà phê, chỉ nên uống từ 1 – 2 tách cà phê mỗi ngày. Cần lưu ý là những sản phẩm khác như chocolate, đồ uống có gas, các loại thuốc cũng có thể chứa caffeine.

Tránh các chất béo chuyển hóa (có trong khoai tây chiên, bơ thực vật, thực phẩm được chiên đi chiên lại nhiều lần…)

Nên làm gì nếu cảm thấy buồn nôn?

Buồn nôn là triệu chứng phổ biến xảy ra trong thai kỳ và thường kết thúc sau tháng thứ 3. Dưới đây là một số biện pháp dùng để đối phó với tình trạng ốm nghén.

– Dành thời gian nghỉ ngơi

– Không ngồi một chỗ quá lâu

– Nên ăn vài cái bánh quy khi vừa thức dậy

– Uống nhiều nước giữa các bữa ăn thay vì trong khi ăn. Tránh ăn thực phẩm chiên rán và nhiều gia vị

– Ăn nhiều bữa nhỏ trong 1 ngày

Vitamin và dưỡng chất cần thiết nhất cho phụ nữ mang thai?

Acid folic – một loại vitamin B có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh là dưỡng chất quan trọng nhất. Nên bổ sung khoảng 400mcgr acid folic mỗi ngày, trước và trong khi mang thai. 

Hoài Thương H+ (Theo Smh.com.au)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago