Categories: Sức khoẻ

Những điều cần biết về bệnh rối loạn tâm trí ở trẻ

Rối loạn tâm trí là một chứng bệnh phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em. Nhưng nhiều người lại lầm tưởng đó là bệnh động kinh.

Biểu hiện của rối loạn tâm trí

Rất nhiều những trường hợp bị mắc chứng bệnh rối loạn tâm trí những lại được chuẩn đoán là động kinh.

Biểu hiện của bệnh nhân bị rối loạn tâm trí là tay chân có hiện tượng co giật kéo dài 1-2 ngày, nhưng không sốt. Nếu là co giật do bệnh lý động kinh hay sốt cao thì bệnh nhi phải co giật toàn thân, mất ý thức.

Nhưng trường hợp này thì ngược lại, trẻ chỉ có cơn co ở tay hoặc chân. Nếu nhắc trẻ giữ nguyên chân tay thì đôi khi cơn co giật lại hết. Nhiều nơi cho rằng bị bệnh động kinh, rồi cho uống thuốc động kinh, điều này không chỉ làm bệnh thuyên giảm mà làm nó nặng hơn.

Ngoài biểu hiện co giật, trẻ bị rối loạn tâm trí có thể có biểu hiện đau ngực, nhịp tim nhanh.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân dẫn tới rối loạn tâm trí

Triệu chứng hầu hết của những trẻ bị rối loạn tâm trí dẫn tới co giật thường do căng thẳng do bị ép học nhiều, chơi điện tử, xem tivi nhiều, ám ảnh do bạo lực gia đình…

Ban đầu trẻ thường có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, sau đó đau đầu, có động tác bất thường kiểu co giật; một số lại hồi hộp, nhịp tim nhanh, đau bụng, ra mồ hôi, run rẩy, khó thở, ớn lạnh, đau ngực, nhức đầu.

Trẻ nếu dành thời gian ngồi chơi các thiết bị điện tử quá lâu, tiếp xúc với thế giới ảo quá nhiều; khi ra thực tế tiếp xúc với con người thực tế, bạn, thầy trò, người lạ găp khó khăn cũng có thể sinh ra động tác bất thường như trên.

Cách phòng tránh rối loạn tâm trí

Thực tế hiện nay, người bị rối loạn tâm trí thường không được phát hiện kịp thời, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay trong thời gian sau đẻ. Nếu tiếp tục không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, người bệnh có thể rơi vào trạng thái cô đơn, dần xa lánh bạn bè, người thân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, hành động hủy hoại thân thể hoặc toan tính tự tử.

Với những trẻ bị rối loạn tâm trí, gia đình nên tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao để tìm cách xử lý kịp thời. Ví dụ trẻ do quá căng thẳng vì việc áp lực học hành, đừng nên quá đặt nặng vấn đề thi cử, hay trẻ chơi điện tử quá nhiều, nên điều chỉnh thời gian cho phù hợp. Cha mẹ nên giới hạn trẻ chỉ ngồi 1-2 tiếng sau đó phải đứng lên. Có thể đặt đồng hồ tính giờ để hết thời gian trẻ tự động có phản xạ thay đổi.

Để đề phòng bệnh rối loạn tâm trí của trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với các đồ công nghệ, thiết bị smartphone, ipad, máy vi tính quá sớm hay thế giới ảo quá sớm. Vì trẻ sẽ lầm tưởng thế giới ảo với thế giới thật từ đó sẽ đưa ra những suy nghĩ lệch lạc, ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của mình.

Ngoài ra cần đặt cho trẻ một đồng hồ sinh học cân bằng, một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của mỗi người, đặc biệt là những suy nghĩ và mong muốn của trẻ, tránh tình trạng mâu thuẫn hay stress với mỗi thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, trau dồi kiến thức về phòng chống rối loại tâm là những việc cần làm ở mỗi cá nhân và bậc làm cha mẹ.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago