Cây hoàn ngọc là một trong những loài cây có nhiều tên gọi, nhiều hoạt chất quý và nhiều công dụng chữa bệnh trong dân gian.
Như nhiều cây dược liệu khác, cây hoàn ngọc có gần chục tên gọi: nhật nguyệt, nội đồng, lay gàm, dièng tòn pièng (Dao), nhần nhéng (Mường), tú lình, lan điền, thần tượng linh, trạc mã, con khỉ, hoàn ngọc… Tiến sĩ khoa học Trần Công Khánh đã xác định tên khoa học của HN là Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk… thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) và đặt tên chính thức là xuân hoa.
Từ năm 2003, các nhà khoa học đã tìm thấy trong cây hoàn ngọc có hàm lượng cao các axit amin và nhiều khoáng chất đặc biệt là canxi, kali và sắt. Số mg trên 100 gr lá tươi thu được gồm khoáng chất Ca 878,5, Mg 837,6, Fe 38,8, K 587,5; axit amin không thay thế 1347, lysine 30,6, methyonine 29,7, valin 99,73, threonine 61,0, isoleucine, leucin 232. Hàm lượng sắt cao hơn nhân sâm và gấp 2 lần con vẹm (24 mg), gấp 3 lần gan lợn (13 mg), gấp 4 lần đậu tương (11 mg). Lượng protein thô so với mẫu khô hơn 30,8%; tổng axit amin không thay thế là nguyên liệu tổng hợp coenzyme A, acid pantothenic, carnosin… cao hơn lá chè xanh và cao gấp 2-3 lần lá vối.
Năm 2003, thành phần hóa học của lá cây hoàn ngọc đã được nhóm nghiên cứu của phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng bước đầu nghiên cứu và thu được một số kết quả đáng chú ý, đã phân lập được các chất β- sitosterol, phytol, 3-O-(β-D-glucopyranosyl)-sitosterol, hỗn hợp stigmasterol và poriferasterol, 1-triacoltanol, glycerol 1-hexadecanoate, axit palmitic và axit salicylic.
Vườn ươm cây hoàn ngọc theo tiêu chuẩn quốc tế. |
Đến năm 2007, nhóm phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng cùng các nhà khoa học thuộc phòng hóa Terpenes, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu nhằm phân lập những chất có trong lá và rễ của cây hoàn ngọc 7 năm tuổi, thu hoạch tại khu nuôi trồng của doanh nghiệp 7 Nga Tây Ninh. Kết quả vượt trên sự mong đợi khi phát hiện những hoạt chất sinh học có giá trị như lupeol, lupenone, betulin, axit pomolic… Những chất này đã và đang hấp dẫn các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất ra dược phẩm có hoạt lực cao điều trị từ bệnh viêm nhiễm đơn giản cho đến các bệnh nan y. Hai thành phần chính của rễ cây là lupeol, betulin cũng đã được nghiên cứu về hoạt tính gây độc đối với ba dòng tế bào ung thư vú MCF-7, ung thư gan Hep-G2 và ung thư biểu mô KB.
Rễ cây cũng chứa một số tritecpen khác là epifriedelanol và axit pomolic. Ngoài ra, nó còn chứa một số chất thuộc các lớp chất khác như b-sitosterol, b-sitosterol glucoside… Về tác dụng với sức khỏe, theo kinh nghiệm dân gian, cây hoàn ngọc có tác dụng khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, khủng hoảng về tinh thần và thể lực; chữa cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng, dạ dày, trĩ nội, xơ gan cổ trướng, viêm đường tiết niệu, viêm thận, chấn thương, đau mắt đỏ, mắt trắng, đau không rõ nguyên nhân…
Năm 2005, tiến sĩ Phan Minh Giang và cộng sự đã xác định cây hoàn ngọc có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm. Năm 2006, Đại học Cần Thơ, Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản đã công bố tác dụng phòng chống 25 loại bệnh của cây hoàn ngọc: huyết áp cao, tiêu chảy, đau dạ dày, thiếu máu cơ tim, thần kinh xương, u do ung thư, bị thương chảy máu, táo bón, cúm, chảy máu, liệt cơ mặt, nhũn não, bệnh lị, táo bón, bệnh phụ khoa, ung thư ruột, sâu răng, bệnh trĩ, viêm mũi, viêm thận, viêm khớp, viêm họng, viêm vú, viêm gan, viêm ruột kết…
Đa dạng các sản phẩm từ cây hoàn ngọc. |
Năm 2010, P. Padee và cộng sự ở Đại học Mahasarakham, Thái Lan đã nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao dịch chiết 80% etanol lá cây HN trên chuột bị bệnh tiểu đường bình thường và chuột bị bệnh tiểu đường do streptozotocin. Kết quả cho thấy, dịch chiết đã có tác dụng hạ đường huyết. Dịch chiết cũng có tác dụng ngăn chặn các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, tăng cường chức năng của gan và thận.
Năm 2011, nhóm nghiên cứu của P. Khonsung ở Đại học Chiềng Mai, Thái Lan đã cho biết dịch chiết nước của lá cây hoàn ngọc có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim. Năm 2011, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc thuộc chương trình trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược Việt Nam do doanh nghiệp 7 Nga Tây Ninh chủ trì, đã đánh giá khả năng ức chế khối u của các tritecpen chiết xuất từ rễ cây đạt 63,85%. Các chỉ tiêu huyết học đã được phục hồi, tritecpen có khả năng ảnh hưởng và thay đổi hệ miễn dịch theo chiều hướng tốt hơn trên cơ thể động vật bị gây u.
Hiện nay, từ cây hoàn ngọc, doanh nghiệp 7 Nga Tây Ninh đã nghiên cứu sản xuất ra nhiều sản phẩm tiện lợi, an toàn, hiệu quả cao như trà túi lọc hoàn ngọc, trà hòa tan hoàn ngọc – yến sào, viên nang Tanu Gold và Tanu Green.
Các sản phẩm được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ về hoạt tính và độ an toàn, được sản xuất với quy trình công nghệ tiên tiến khép kín, an toàn từ khâu trồng đến chăm sóc, chế biến, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
Để được tư vấn liên hệ:
Điện thoại: 0663.621121, 0982.339815, 0168.7738830
Website:
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…