Categories: Sức khoẻ

Những bệnh cần cách ly

Có một số bệnh mà bệnh nhân cần được cách ly do tính chất lây truyền mạnh của vi-rút hoặc vi khuẩn.

Dưới đây là 8 bệnh đòi hỏi bệnh nhân phải được cách ly tại nhà hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng hơn cần ở trong khu vực cách ly của bệnh viện cho đến khi các triệu chứng giảm dần để tránh lây bệnh cho người khác:

Cúm heo

Bệnh nhân bị cúm heo cần nghỉ ngơi tại nhà vì đây là bệnh lây truyền qua không khí. Vi-rút này có thể bắn xa 1 m sau khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Trong một số trường hợp cúm heo nghiêm trọng, bệnh nhân cần ở khu vực cách ly của bệnh viện và nhân viên y tế phải có biện pháp cụ thể để ngăn chặn vi-rút lây lan trong bệnh viện.

Bệnh tả

Đây là một bệnh tiêu chảy cấp mang tính lây nhiễm rất cao, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 28.000 tới 142.000 ca tử vong trên thế giới do căn bệnh liên quan đến nguồn nước này. Những bệnh nhân cần được cách ly hoặc kiểm dịch để vi khuẩn không lây lan qua phân hoặc đường phân-miệng.

Có rất nhiều căn bệnh cần phải cách ly bệnh nhân vì tính chất lây truyền mạnh của vi rút.

Bạch hầu

Bệnh này ảnh hưởng tới niêm mạc họng và mũi, gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheria và có thể lây lan dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc đối tượng bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng gồm đau họng, khó thở, sốt và ớn lạnh. Bệnh này đòi hỏi bệnh nhân phải được kiểm dịch.

Bệnh lao

Lao là một bệnh truyền nhiễm lây qua không khí do vi khuẩn Mycobacterium. Tuy nhiên, có một số loại lao không lây nhiễm. Những người bị tổn thương hệ miễn dịch là những người có nguy cơ nhiễm lao cao nhất.

Sốt thương hàn

Đây là loại sốt do nhiễm vi khuẩn và lây truyền qua sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Giống như bệnh tả, bệnh nhân thương hàn có thể làm ô nhiễm nguồn nước qua phân và vi khuẩn có thể sống sót hàng tuần trong nước. Những bệnh nhân bị chủng cấp của sốt thương hàn cần được cách ly cho tới khi các triệu chứng bắt đầu thoái lui

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một bệnh hô hấp do vi-rút lần đầu tiên được phát hiện năm 2003. Nó gây ra bởi một loại vi-rút thuộc họ coronavirus. Cũng giống như các bệnh lây qua đường không khí khác, nó có thể lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Vi-rút có thể tồn tại không cần vật chủ trong vòng 6 tiếng, vì vậy bạn có thể nhiễm bệnh khi chỉ tiếp xúc với đồ vật bệnh nhân đã sử dụng. Người bệnh cần được cách ly để ngăn ngừa đại dịch bùng phát.

Ebola

Ebola là một bệnh sốt xuất huyết và có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người nhiễm. Căn bệnh đáng sợ này đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người ở Tây Phi.

Theo BS.Cẩm Tú/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

3 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

3 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

5 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

5 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

5 days ago