Tháng 4 hàng năm, mùa dâu tằm chín mọng là dịp để các bà nội trợ mua loại quả màu đỏ tím, bắt mắt này về làm mứt dâu hoặc ngâm đường để uống như nước mơ, nước sấu…Ngoài tác dụng làm nước giải khát, quả dâu còn có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Lợi ích của cây dâu tằm
Cây dâu tằm có tên khoa học là mạy môn, cây tầm tang. Tên khoa học là Morus alba L. Morus acidosa. Cây nhiều lá mềm, ít quả, quả nhỏ có vị chua.
Tại Việt Nam, cây dâu tằm mọc ở khắp các vùng miền trên cả nước nhưng nhiều nhất là Hà Tây (Hà Nội), Bắc Ninh, Nghệ An, Lâm đồng …..
Trong y học, lá dâu, quả dâu, rễ râu tằm đều là những vị thuốc quý, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc.
Quả dâu có tác dụng chống lão hóa, nhức mỏi cơ xương khớp đau lưng gối, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, táo bón, kém ăn, yếu sức, đoản hơi, tóc râu khô bạc, rụng, hay quên, lẫn. Do đó sách cổ đã gọi quả dâu là quả trường thọ.
Một số bài thuốc từ quả dâu
Trong Đông y, quả dâu có tác dụng bổ can thận, ích tâm huyết, thính tai, sáng mắt, đen râu tóc, lợi xương khớp – rượu tang thậm (Tang thậm tửu).
Trong bản thảo cương mục của Lý Thời Trân chỉ rõ phải phối hợp dùng quả dâu chín tươi (5.000g); Gạo nếp (6.000g) kết hợp với men rượu vừa đủ.
Tiếp theo ép quả dâu lấy nước, đun sôi để nguội rồi cho cùng cơm nếp men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Mỗi ngày uống từ 30 – 50ml/ 2 bữa cơm ngày.
Ngoài ra, các tài liệu về Đông y cũng bật mí ch thêm mật ong rượu sẽ ngon bổ hơn.
Dưỡng huyết cao tóc khô bạc (Trung y mỹ dung)
Nguyên liệu: Quả dâu tươi chín 50g rửa sạch cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hòa đường phèn để uống.
Lưu ý: Có thể uống thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hè.
Tóc khô gãy, rụng, chóng bạc
Nguyên liệu: Quả dâu 100g, rượu 1/2 lít mang ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
Ngoài ra có thể kết hợp quả dâu, sinh địa, mỗi thứ 30g; đường trắng 15g. Giã nát sắc uống chia 10 lần uống.
Hoạt huyết, dưỡng huyết thông kinh, bế kinh do huyết ứ
Phương pháp: quả dâu 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 13g kết hợp rượu trắng 1 thìa con (15ml). Tất cả cho vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày uóng 1 thang. Lộ trình uống từ 5 – 7 ngày.
Viêm đa khớp dạng thấp
Phương pháp: Quả dâu tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu sau khi rửa sạchgiã nát rồi gói vào túi vải ngâm rượu từ 3 – 5 ngày. Uống mỗi lần 20 – 25ml.
Viêm gan mãn tính, ung thư gan
Phương pháp: Quả dâu tươi 500g, bột củ ấu 50g, mật ong 30ml. Tiếp theo ép dâu lấy nước cô đặc, trộn bột củ ấu và mật ong nấu chín.
Hỗn hợp này có tác dụng điều trị hỗ trợ ung thư gan bị huyết hư, miệng lưỡi khô, thần kinh suy nhược mất ngủ, táo bón.
Mất ngủ cấp tính: Sử dụng 60gquả dâu tươi (khô 30g) sắc uống 2 lần/ngày vào buổi chiều tối.
Mất ngủ kinh niên: Sử dụng 15gquả dâu, thục địa 15g, bạch thược 15g sắc uống.
Điều trị các chứng bệnh hậu sản do âm huyết kém, ho, sốt
Phương pháp: Quả dâu, long nhãn, đảng sâm. Mỗi loại 30g nghiền nát.
Lưu ý: Uống mỗi lần 2 – 3g với nước đun sôi để nguội, ngày uống 3 lần.
Hồi hộp, tim đập nhanh, đau tức ngực
Phương pháp: Quả dâu 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc kỹ uống ngày 2 lần.
Ho lâu ngày do phế hư
Phương pháp: Quả dâu 150g, lá dâu 100g, vừng đen 100g, cô cao lỏng thêm 500g đường. Uống ngày 3 lần. Mỗi lần 15g
Chảy nước mắt sống (nước mắt tự nhiên chảy ra)
Phương pháp: Quả dâu 20g, cà chua một quả sau đó đem nghiền nát và ăn hết một lần. Ngay ăn từ 1 – 2 lần kèm theo lá dâu già chưa rụng nấu lấy nước rửa mắt hàng ngày.
Những bài thuốc độc đáo từ quả dâu tằm mà ít người biết
Bài liên quan: Lá cây dâu tằm giúp cải thiện trí nhớ cực kỳ hiệu quả
Sưu tầm
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…