Categories: Sức khoẻ

Nhiều trẻ nguy kịch vì uống nhầm dầu hỏa, chất tẩy gia dụng

Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp trẻ uống phải hóa chất gia dụng, thường được cất giữ trong chai nhựa, để ngay trong không gian sinh hoạt của gia đình.

Tối 21/7/2016 khoa Cấp cứu chống độc – Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận trường hợp bé Ngọc (16 tháng tuổi, Thạch Thất, Hà Nội) vào cấp cứu do uống nhầm dầu hỏa.

Bố cháu bé cho biết, tối cùng ngày gia đình tổ chức liên hoan. Bé Ngọc chơi với các bạn và trong lúc người lớn không để ý, nắp chai dầu hỏa để trong nhà bị các cháu vặn ra; dẫn tới sự cố bé Ngọc uống phải dầu hỏa.

Bé Ngọc nhập viện trong tình trạngkhó thở, tím tái và suy hô hấp. Cháu đã được thở oxy, dùng kháng sinh vàsau khi làm xét nghiệm, chụp phim phổi, các bác sỹ chẩn đoán cháu bị viêmphổi nặng do sặcdầu hỏa vào phổi. Sau 2 ngày điều trị, tình trạng cháu đã cócải thiện; đỡ khó thở, tỉnh táo hơn và được xuất viện.

Trẻ có nguy cơ uống nhầm hóa chất đựng trong các chai lọ đựng nước uống. Ảnh minh họa.

ThS. Ngô Anh Vinh- khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi TW cho biết, ông đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ uống nhầm dầu hỏa – một loại hóa chất thường được sử dụng trong gia đình. Ngoài dầu hỏa, xăng, cồn… cũng là những hóa chất trẻ uống nhầm nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do những hóa chất gia dụng này thường được cất giữ trong chai nhựa, để ngay trong không gian sinh hoạt của gia đình. Khi người lớn bất cẩn trong quá trình trông nom, trẻ rất dễ tò mò, nghịch ngợm và uống phải.

“Rất nguy hiểm khi trẻ uống phải hóa chất gia dụng. Khi uống phải, trẻ thường có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái, khó thở, hơi thở nồng nặc mùi hóa chất. Trẻ có nguy cơ tổn thương đường tiêu hóa, viêm phổi nặng do hơi hóa chất này xâm nhập đường hô hấp. Mức độ tổn thương nặng hay nhẹ tùy vào lượng hóa chất trẻ uống phải và thời gian đưa trẻ đi cấp cứu”, Thạc sĩ Ngô Anh Vinh cho biết.

Vì thế, khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Không tự ý cho trẻ uống nước để làm loãng dung dịch trong đường tiêu hóa hay gây nôn. Bởi nếu cha mẹ gây nôn có thể khiến trẻ sặc, hóa chất càng có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng tổn thương phổi cho trẻ.

ThS. Ngô Anh Vinh khuyến cáo: “Số vụ việc trẻ uống nhầm hóa chất, nước tẩy rửa gia dụng là không nhỏ. Cách phòng tránh tốt nhất là từ gia đình. Các loại hóa chất, nước tẩy rửa gia dụng cần phải cất giữ ở nơi riêng biệt, dán nhãn ghi tên trên vỏ chai. Không lưu trữ các loại hóa chất, nước tẩy rửa gia dụng trong các vỏ chai vốn đựng nước uống, nước ngọt, khiến trẻ nhầm tưởng là nước uống được. Cha mẹ không để trẻ chơi một mình, đặc biệt là những gia đình làm nghề liên quan đến hóa chất, dung dịch tẩy rửa tại nhà để tránh những tai nạn đáng tiếc”.

Minh Khang

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago