Có nhiều người thường đắp vắt ngang người tấm chăn mỏng nhưng không ít người lại ngủ ngon khi trùm chăn kín cả mặt lẫn đâu. Tuy nhiên đây là thói quen nguy hiểm có thể dẫn đến ảnh hưởng tính mạng nếu không cẩn thận.
Chị Bình (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, bản thân chị đã có thói quen ngủ trùm kín đầu từ khi còn bé. Vì thói quen này nên khi không trùm kín đầu, chị khó ngủ và cảm giác lạnh ở mặt. Theo lời chị Bình, dù mùa hè hay mùa đông, chị vẫn trùm chăn kín mặt. Có khi chị chống tay để chăn lên cao thì đỡ khó thở nhưng có khi ngủ quên khiến cho chăn trùm hẳn lên mặt dẫn đến thở gấp, tim đập nhanh. Mặc dù biết như vậy là nguy hiểm nhưng là thói quen nên chị Bình rất khó bỏ.
“Có những hôm tỉnh dậy tôi cảm thấy như mình đang thiếu oxy nhưng hôm sau vẫn chứng nào tật nấy không thể bỏ được. Có lần tôi còn đắp chăn bông dày suýt nghẹt thở may có người ngủ bên cạnh”, chị Bình cho biết.
Còn anh Nam (Hà Nội) cũng có lần thót tim vì bố anh là người ngủ thích trùm chăn kín cả mặt. Có lần do bố anh ngủ quên nên chăn bông đè lên mặt khiến khó thở. Lúc đó, may anh ở nhà nên phát hiện ra kịp thời và đưa vào viện thở oxy.
Từ đó, gia đình anh phải theo dõi để tình trạng này không lặp lại. “Thói quen của bố tôi là vậy nên rất khó bỏ. Giải pháp của gia đình chỉ còn cách là chú ý thường xuyên để đảm bảo không gặp phải những tình huống bất trắc”, anh Nam tiết lộ.
Nguy hiểm khó lường
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ đa khoa Trần Hiền cho biết, việc trùm chăn kín cả mặt tức là ngăn cản sự hít vào thở ra của mũi. Lúc đó, lượng oxy được đưa vào bị thiếu hụt. Trong chăn thiếu oxy nhưng CO2 thoát ra lại nhiều. Tuy nhiên, CO2 không cần cho sự thở mà cần oxy.
“Nếu quá trình này kéo dài chỉ là 5-10 phút cũng có thể khiến cho phổi không được cung cấp đủ dưỡng khí. Nếu kéo dài hơn sẽ làm cho não bị tổn thương nặng nề. Do thiếu dưỡng khí nên những người trùm chăn kín mặt như vậy cũng cảm thấy mệt mỏi và không có được sự khoan khoái sau khi ngủ dậy”, bác sĩ Hiền cho hay.
Theo bác sĩ, các triệu chứng sau khi ngủ dậy của người trùm chăn kín mặt còn so thở dốc, thở gấp, tim đập nhanh. Toàn thân mệt mỏi, bồn chồn.
“Có khi việc trùm chăn không gây ra nguy hiểm tức thì nhưng lại tích lũy theo thời gian và gây bệnh. Cụ thể như việc trùm chăn như vậy ngăn cản quá trình hô hấp nên não thiếu hụt oxy dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não”, bác sĩ nhấn mạnh.
Tổn thương ở não là tổn thương đáng lo ngại. Bởi não là trung tâm thần kinh của cơ thể, cơ quan này tổn thương sẽ chi phối đến các hoạt động cơ thể, khả năng tập trung, trí nhớ hoặc cả trí nhớ giảm dần. Do đó trong cuộc sống hàng ngày, cơ thể luôn cần được cung cấp đủ oxy và sống ở môi trường thoáng khí trong lành.
Mặt khác, khi trùm chăn kín như vậy làm cho nhiệt độ bên trong chăn tăng lên, cơ thể phải thực hiện việc điều hòa thân nhiệt. Nhiệt độ cao hơn xung quanh cũng là nguyên nhân dẫn đến người đổ mồ hôi và gây ra cảm lạnh đặc biệt là mùa đông nhất là khi mặc quần áo quá dày.
Theo bác sĩ Hiền, đáng lo ngại nhất là khi trùm chăn kín mặt và đầu ngủ sẽ nghẹt thở và tử vong. Đặc biệt với trẻ em và người già rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc từ thói quen sai này. Do đó, người nhà phải giám sát và điều chỉnh hợp lý. Đặc biệt nhà có con nhỏ tuyệt đối không áp dụng cách ngủ này. Nhiều bố mẹ cho rằng cách này làm cho trẻ ngủ say hơn nhưng đó là sai lầm có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm.
Các bác sĩ cho rằng, khi ngủ nên đắp chăn ngang người vào mùa hè và đắp chăn ngang cổ vào mùa đông. Để bớt lạnh thì nhớ đảm bảo phòng kín gió, tuyệt đối không trùm chăn kín mặt hoặc ôm cả đầu dẫn đến nguy hiểm hoặc gây bệnh ở hệ thần kinh, phổi.
Phương Hà
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…