Nhiễm khuẩn Burkhoderia pseudomallei (Melioidosis), khuẩn này có từ đất và nước, người mắc bệnh do da bị trầy hoặc bỏng, do ăn hoặc hít phải vi khuẩn từ người hoặc súc vật bị bệnh. là một bệnh nhiệt đới ít được chú ý đến trong chẩn đoán và điều trị. Những năm đầu thế kỷ 21, với sự bùng nổ của các bệnh nhiễm do virus và vi trùng trên sức khỏe cộng đồng, melioidosis được quan tâm nhiều hơn vì tỉ lệ tử vong cao và việc điều trị khó khăn. Hơn nữa, Burkholderia pseudomallei còn là một tác nhân được quan tâm trong chế tạo các loại vũ khí khủng bố sinh học. Do đó, việc chẩn đoán sớm và dự đoán được loại vi khuẩn này gây bệnh trong những trường hợp nhiễm trùng huyết nặng giúp cho việc lựa chọn kháng sinh thích hợp có thể cải thiện được tỉ lệ tử vong. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nặng được chẩn đoán là nhiễm trùng huyết do Burkholderia pseudomallei, viêm phổi nặng, suy hô hấp trên bệnh nhân đái tháo đường type I, nhiễm ceton acid, béo phì và được điều trị thành công.
Bệnh Melioidosis có diễn biến trầm trọng và có tỷ lệ tử vong cao (tỷ lệ tử vong ở thể nhiễm khuẩn huyết lên tới 80-90%). Nếu phát hiện sớm, điều trị bằng kháng sinh, các tình trạng nghiêm trọng của bệnh có cơ hội hồi phục 50%, nhưng tỷ lệ tử vong chung vẫn còn cao, khoảng 40%. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh kịp thời làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.
Dạng thường gặp nhất là:
+ Nhiễm khuẩn phổi cấp tính.
Bệnh nhân bị từ viêm phổi nhẹ đến hoại tử tràn lan. Bệnh khởi phát đột ngột hoặc từ từ, nhức đầu, biếng ăn, đau ngực viêm màng phổi hoặc đau ngực âm ỉ và đau cơ toàn thân, sốt trên 39°c, ho, thở nhanh.
+ Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết cấp tính là một dạng khác của nhiễm khuẩn loại này. Bệnh có thể khỏi phát đột ngột, mất định hướng, khó thở, nhức đầu dữ dội, viêm hầu, đau bụng trên, tiêu chảy, bị những thương tổn có mủ ở da, sốt cao, da đỏ bừng nhẹ, có thể xanh tím. Nhạy cảm đau ở các cơ, có dấu hiệu viêm khớp, viêm màng nào.
+ Nhiễm khuẩn mung mủ mạn
Dạng thứ ba của nhiễm khuẩn này là Nhiễm khuẩn mung mủ mạn. Gác áp xe thứ phát xuất hiện có thể ở da, hạch bạch huyết hoặc ở bất cứ cơ quan nào. Viêm xương cơ tương đối phổ biến.
Nhiễm trùng huyết gây ra do B. pseudomallei là một bệnh nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng tổn thương hầu hết các cơ quan (nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng, viêm phổi, áp xe gan, lách, viêm tuyến mang tai, viêm khớp…). Việc chẩn đoán thường bị nhầm lẫn và điều trị chậm. Để chẩn đoán cần lưu ý về yếu tố dịch tể như mùa mưa, nghề nghiệp, địa phương…, và các yếu tố nguy cơ của bệnh như tiểu đường, suy thận mạn, sỏi thận, xơ gan, nghiện rượu hoặc cơ địa suy giảmmiễn dịch… Việc chẩn đoán sớm kịp thời và chọn lựa kháng sinh thích hợp giúp cải thiện được tỉ lệ sống còn và tiên lượng bệnh. Nhuộm gram các bệnh phẩm rất hữu ích trong chẩn đoán, giúp chọn lựa được kháng sinh điều trị ban đầu thích hợp, trong khi chờ phân lập được vi trùng. Để phòng bệnh tái phát việc tiếp tục điều trị kháng sinh củng cố kéo dài sau giai đoạn tấn công trong thời gian ít nhất 4-6 tháng được khuyến cáo.
Việc chẩn đoán bệnh Melioidosis được thực hiện dựa trên các xét nghiệm nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn trong máu, nước tiểu, đờm, hoặc tại phần da bị tổn thương. Cấy máu rất hữu ích để phát hiện sớm các trường hợp cấp tính của melioidosis, nhưng khi kết quả âm tính thì vẫn chưa thể hoàn toàn loại trừ.
Điều trị
Trong điều trị, nếu nhiễm khuẩn không bộc lộ thì không cần diều trị. Bị nhẹ, có thể dùng trimethoprim/sulfamethoxazol 20/1ọ (mg/kg /ngày) (chẳng hạn người nặng 70 kg thì dùng 4 viên 80 mg TMP/400 mg SMX uống ngày 4 íần).
Điều trị trong giai đoạn tấn công:
ceftazidime liều cao tĩnh mạch hoặc imipenem hoặc meropenem ít nhất 10-14 ngày phối hợp thêm với TMP-SMX, giai đoạn thải trừ: TMPSMX phối hợp Doxycyclin 20 tuần (có tỉ lệ tái phát 3%). Ciprofloxacin phối hợp Azithromycin trong 12 tuần (tái phát 22%), trong khi đó Amoxycyclin/ clavulanic acid được sử dụng cho trẻ em và phụ nữ có thai(1;4). Trường hợp này, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết nặng nên được sử dụng kháng sinh Imipenem từ bệnh viện tỉnh, vào khoa Cấp cứu và Nội tiết được phối hợp thêm với vancomycine và ciprofloxacine. Khi có kết quả cấy máu, đã phân lập được vi trùng là B.pseudomallei, việc ngưng kháng sinh vancomycin được thực hiện. Điều trị kháng sinh được tiếp tục với imipenem, tuy nhiên vì bệnh nhân có cân nặng đến 90kg, liều imipenem sử dụng thông thường sử dụng ban đầu tại khoa cấp cứu và nội tiết không đủ để kiểm soát bệnh, cấy máu ba lần sau điều trị đều cho kết quả dương tính với B.pseudomallei.
Từ khi tăng liều kháng sinh Imipenem và phối hợp ceftazidim tại khoa bệnh nhiệt đới bệnh mới khống chế được hoàn toàn. Kết quả cấy máu lần 4 âm tính chứng minh được hiệu quả của việc điều trị với phương pháp phối hợp kháng sinh, đảm bảo nồng độ thuốc trên nồng độ ức chế tối thiểu. (MIC) đối với vi trùng cũng như đạt thể tích phân phối thuốc đến các cơ quan đích. Liệu pháp xuống thang và duy trì trong giai đoạn thải trừ đảm bảo điều trị tiệt căn đối với vi trùng này. Kinh nghiệm của chúng tôi trong sử sụng ceftazidim trong giai đoạn tấn công bằng việc bolus kháng sinh liều đầu và duy trì bơm tiêm điện liên tục đảm bảo duy trì nồng độ thuốc ổn định đóng góp vào sự thành công của việc điều trị.
Một vấn đề hết sức quan trọng góp phần thành công trong trường hợp này, ngoài việc chọn lựa kháng sinh trị liệu hợp lý, đó là cần phải thực hiện tốt kiểm soát đường huyết, việc sử dụng insulin actrapid giúp đưa đường huyết trở về giới hạn cho phép và đưa cetone máu trở lại âm tính. Nhiễm trùng không thể khống chế được nếu đường huyết không được kiểm soát tốt.
Yhocvn.net (Theo nghiên cứu Bệnh viện Chợ rẫy)
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…