Categories: Sức khoẻ

Nhận biết sớm dấu hiệu thoát vị đĩa đệm

Đau nhức, tê liệt và yếu cơ là những dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng mắc phải chứng bệnh này.

Cột sống vận động cúi, ngửa, nghiêng, vặn cùng với các tác động lực như khuân vác, chạy nhảy có thể khiến bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách. Từ đó hình thành các vết nứt khiến chất nhầy trong đĩa đệm bị tràn ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh cột sống. Bệnh nhân có thể bị biến chứng bại liệt nếu chậm trễ trong điều trị.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm

Tùy vào vị trí đĩa đệm bị chèn ép mà các triệu chứng có thể khác nhau. Đối với thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh đau vùng vai gáy, yếu cơ bắp tay và cơ duỗi ở cổ tay; tê và đau nhói một nửa bàn tay.

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm lưng, người bệnh đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng, có cảm giác tê, bỏng rát như bị kim châm, cứng lưng…

Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa (dây thần kinh kéo dài từ lưng sau đến ngón chân), các cơn đau nhức, cảm giác tê yếu ở bắp chân, cẳng chân, bàn chân, ngón chân ở một bên cơ thể… sẽ xuất hiện.

Đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh gây ra cơn đau.

Có nên phẫu thuật để chữa bệnh?

Phẫu thuật không được khuyến khích trong chữa trị thoát vị đĩa đệm. Bởi sau phẫu thuật, người bệnh mất nhiều thời gian để hồi phục và đi đứng trở lại. Nguy cơ gây biến chứng liệt nửa người cũng không nhỏ. Một số trường hợp dù đã phẫu thuật, bệnh tình vẫn không được cải thiện, cơn đau tiếp tục đeo bám.

Theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống ở phòng khám ACC, phẫu thuật chỉ có thể loại bỏ đĩa đệm bị hư tổn chứ chưa giải quyết cốt lõi nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người đã phẫu thuật vẫn có nguy cơ thoát vị đĩa đệm ở các vị trí khác.

Cũng theo các bác sĩ tại ACC, nhiều trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Cấu trúc cột sống sai lệch sẽ gây áp lực lên đĩa đệm, khiến đĩa đệm bị thoát vị chèn ép dây thần kinh đi qua – đây là nguyên nhân dẫn đến cơn đau cột sống. Việc nắn chỉnh giúp các đốt sống trở về vị trí ban đầu, giải phóng áp lực chèn ép để cơn đau biến mất tự nhiên.

Bệnh nhân đang được nắn chỉnh cột sống.

Thêm vào đó, phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng với Pneumex PneuBack (4 loại máy giãn áp và 7 bước trị liệu) có thể kéo giãn, làm giảm áp lên cột sống, giải quyết dứt điểm cơn đau, phục hồi cột sống và tránh bệnh tái phát.

Bệnh nhân cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị và duy trì hiệu quả lâu dài.

Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC) có mặt tại:
– 161 Hai Bà Trưng, quận 3, TP.HCM. ĐT: 08 39393930 – 0946470066
– 133 Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM. ĐT: 08 38383900 – 0941970909
– 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 04 36256888 – 0965688828
Độc giả tham khảo thêm thông tin .

Giang Thư Quân
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago